Mùng ba Tết thầy: khắc khoải sự tự do
Văn hóa - Xã hội - 24/01/2023 18:45 QUỐC THẮNG
Và hôm nay, theo truyền thống, mùng 3 Tết là ngày tri ân về những người thầy của mình.
Chúng ta thường nói, nghề giáo là nghề cao quý. Nhưng chúng ta cũng thường nói, không có nghề nào là không cao quý nếu được tạo ra bởi những con người cao quý. Sẽ có những người không dạy bạn trong lớp học, trên trang sách, nhưng đó lại là những người mà bạn dành sự tri ân vào mỗi dịp lễ, Tết.
Người Việt dành ngày mùng 3 Tết để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn thầy cô giáo của mình. Ảnh minh họa: thanhnien.vn |
Dù cuộc sống còn nhiều bộn bề nhưng để hôm nay bạn có thể vui trong xuân mới này, tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều lớn lên từ 3 người thầy: người thầy của cảm xúc, người thầy của nghị lực và người thầy của kỹ năng. Người thầy thứ nhất là mẹ của chúng ta, người thầy thứ hai là cha của chúng ta và người thầy thứ ba là người đã dạy chúng ta trong nghề nghiệp. Cả ba người thầy trên, tuyệt nhiên, cung cấp tri thức không phải là điều được đặt lên hàng đầu vì tri thức hầu hết đến từ sự khám phá của bản thân. Cái đích cuối cùng là cả ba người thầy trên đối với chúng ta là làm sao để chúng ta được tự do.
Không có cảm xúc từ tình yêu thương của mẹ, bạn sẽ không thể yêu thương một ai đó và bạn không thể cân bằng để tự do sống cuộc đời của mình. Thiếu nghị lực từ người cha, bạn sẽ không có ngày hôm nay và để tiếp tục mang lại nghị lực cho những người nối tiếp. Thiếu kỹ năng từ người thầy, bạn sẽ không thể tự chủ về nghề nghiệp. Thiếu cả ba thứ trên, bạn sẽ chỉ là công cụ bị điều khiển.
Hai người thầy đầu thuộc về cố kết văn hóa, họ có tự do nhiều hơn trong xác lập vai trò cầu nối, nhưng người thầy thứ ba thuộc về thiết chế, vai trò đó cần được định hình bởi triết lý của một nền giáo dục. Người thầy thứ ba góp phần tạo nên thiết chế nhưng cũng là nạn nhân của thiết chế ấy, nếu không được xác lập vị thế. Khi người thầy đặt ra câu hỏi “Tôi là ai?”, nếu các vế sau “Tôi là…” thiên về liệt kê các tính chất của một chủ thể minh họa cho thiết chế thì hành trình để tạo ra những con người tự do sẽ còn rất xa.
Thước đo của một nền giáo dục là ở người thầy và trò, và cả hai đều được xác lập vị thế, không phải ở những tiêu chí, điểm số, thứ hạng, sách giáo khoa, giáo trình bắt buộc hay các công cụ khác mà là ở sự tự do. Vai trò kỹ năng của người thầy thứ ba tác động ngược trở lại vai trò của người thầy thứ nhất và thứ hai. Chỉ dẫn ra một ví dụ nhỏ trong hàng loạt ví dụ của nền giáo dục chúng ta thì sẽ thấy tình huống cấp bách trong rút ngắn hành trình đó: cách dạy văn của chúng ta đã tạo ra những học sinh xúc động theo mẫu, tưởng tượng theo khuôn, tình cảm theo quy định và nghị lực theo mô thức tự sự. Không ai trong chúng ta muốn mình và con cái của mình trở thành những khuôn mẫu đó.
Nhưng triết lý tự do của người thầy không phải là nuôi dưỡng tính hoang dã hay là những biểu hiện của thói tự tung tự tác và vô chính phủ (anarchy). Triết lý tự do của người thầy cũng không chấp nhận ý nguyện biến người khác thành một kẻ giống mình, theo tư tưởng của mình hoặc có giá trị đồng loạt cho các cá thể. Vì mỗi người học là một trường hợp duy biệt.
Truyền thống tôn sư trọng đạo, đặt thầy cô gần như ngang hàng với cha, mẹ - là đấng sinh thành, nuôi dưỡng, và giáo dục chúng ta đã bị nhiều người hiểu nhầm dẫn đến xem thầy là người ban phát chân lí và yêu cầu trò thấm nhuần. Trong lúc, truyền thống đó là cách đề cao vị thế của người thầy trong việc tạo ra một môi trường mở về tri thức, tự do tư tưởng, cùng nhau phản biện, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt.
Ở chiều ngược lại, tâm lý xem mối quan hệ thầy – trò là quan hệ mua bán theo qui luật cung cầu (người thầy là nhà cung cấp dịch vụ, người học là người trả tiền dịch vụ), giáo dục phát triển theo hình thức của thị trường, có xu hướng thương mại hóa tuyệt đối đã làm cho người thầy mất vị thế và sự tôn nghiêm của nghề giáo.
Chìa khóa cân bằng cho hai chiều hướng trên là sự tự do. Nghĩa là khi triết lý của một nền giáo dục không phải chung chung hay duy nhất mà mang tính cụ thể, đi từ mỗi bản thân học sinh, khả năng của người thầy, nhu cầu của từng địa phương và từng thời điểm của xã hội. Người thầy và học trò nỗ lực không phải là để mang lại danh hiệu hay thứ hạng cho ngôi trường của mình mà cho chính bản thân mình. Triết lý tự do có thể đi từ những hành động cụ thể nhất: sách giáo khoa không còn là pháp lệnh bắt buộc mà thay vào đó là đề cương, chương trình học, sự lựa chọn hoặc chỉ với tư cách là tài liệu tham khảo dựa trên đối tượng và tình huống cụ thể; trong mỗi bài học, thầy đồng hành với học sinh và “rút lui” đúng lúc để các em tự tìm ra con đường của mình.
“Người thầy là ai?” là câu hỏi không chỉ dành cho triết lý của thiết chế giáo dục mà cho cả mỗi chúng ta. Nhưng các thầy cô của chúng ta khi không được sự tự do trong truyền thụ kỹ năng thì làm sao có thể để tạo ra những con người tự do? Và hành trình đó còn xa khi khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục cho biết: 86,6% thầy cô cho rằng công việc sổ sách, giấy tờ quá nhiều; 78% cho rằng yếu tố thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống; 66,3% cho rằng chưa có chính sách khuyến khích đối với tâm huyết, có năng lực.
“Mùng ba Tết thầy” là lúc chúng ta tri ân người đã giúp mình xác lập sự tự do trong đời sống và cũng là lúc để các chủ thể trong nền giáo dục của chúng ta nhìn lại các điều kiện đã làm gì cho một nền giáo dục tiến bộ và phát triển.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Lì xì và giáo dục con cái Lì xì (tiếng Hán: 利市) hay Hồng bao (tiếng Hán: 紅包) là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em ... |
Cảm xúc đầu xuân Mong mãi thì xuân cũng tới. Bắt đầu là pháo hoa. Rồi đến lời chúc của Bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phần chúc ... |
Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện
- Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động
- Lệ phí trước bạ là gì?
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi