Mùa tri ân tháng 7 ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên
Hoạt động Công đoàn - 15/07/2024 13:53 Gia Hưng
Tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Công đoàn qua các thời kỳ |
Nguyện đồng lòng tiếp tục truyền thống vinh quang...
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) hiện là nơi an nghỉ của các liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Vị Xuyên từ năm 1979 – 1989 với hơn 1800 phần mộ cùng 1 phần mộ tập thể.
Trong không khí thiêng liêng và xúc động, trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng, dưới đài Tổ quốc ghi công uy nghi của Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, dưới áng hương trầm thơm toả, trước hương linh các , đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do đồng chí Nguyễn Xuân Hùng – Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn các Anh hùng liệt sĩ.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thắp nén tâm hương tri ân những anh hùng an nghỉ ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: Thảo Vân. |
Thể hiện lòng tri ân sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ, đoàn đại biểu của Tổng LĐLĐVN xin nguyện trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyện mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn; nguyện chung sức đồng lòng tiếp tục truyền thống vinh quang của các anh; quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Trong cuộc chiến biên giới phía Bắc của Tổ quốc, mặt trận Vị Xuyên từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành điểm nóng ác liệt. Trong gần chục năm, không khi nào nơi đây ngớt tiếng pháo, đạn, súng từ bên kia biên giới bắn sang.
Nhiều trận chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, hàng vạn chiến sĩ và nhân dân đã mưu trí, dũng cảm, kiên cường chiến đấu với ý chí "một tấc không đi, một ly không rời"; quyết tâm giữ vững từng tấc đất thiêng liêng, từng mỏm đồi, từng vách đá, điểm cao... với tinh thần quả cảm "sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử".
Trên mảnh đất biên cương , hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh; hàng ngàn người bị thương, hàng ngàn hecta ruộng vườn, đồi núi bị cày xới, nhiễm đầy bom mìn, vật nổ. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự trường tồn của dân tộc, đến nay, nhiều liệt sĩ còn nằm lại đâu đó trên khắp chiến trường chưa tìm được hài cốt; nhiều mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin...
Phát huy truyền thống, dựng xây đất nước hùng cường
“Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”, lời thề ấy của liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Ninh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 khắc ghi trên báng súng đã trở thành phương châm sống, chiến đấu của những người lính mặt trận Vị Xuyên năm xưa. |
Cứ đến những ngày tháng 7 hằng năm, không hẹn mà gặp, các cựu chiến binh trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, thắp nén tâm hương tri ân những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 14/7, cựu chiến binh Cao Đức Chính (phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, thuộc Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn cùng các đồng đội cũ trở về chiến trường xưa để tưởng nhớ những người bạn, người đồng chí đã ngã xuống. Đoàn của ông gồm 200 người, như một biểu tượng của sự kết nối và đồng lòng tri ân và biết ơn đồng đội.
|
Ông Chính chia sẻ: "Đã 45 năm trôi qua, nhưng mỗi lần trở về đây, tôi lại nhớ về tuổi thanh xuân chiến đấu. Dù là trực tiếp chiến đấu hay phục vụ chiến đấu, chúng tôi đều rất vất vả gian lao. Giờ đây hòa bình rồi, nhưng những công ơn và sự hy sinh của thế hệ cha anh vẫn luôn khắc sâu trong lòng tôi. Tôi chỉ mong thế hệ trẻ ngày càng phát huy truyền thống tinh thần yêu nước, giữ nước, dựng nước của dân tộc".
Không chỉ có các cựu chiến binh đi thăm phần mộ mà nhiều người dân cũng tìm về Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những người đã ngã xuống.
Bà Phạm Thị Luân, 60 tuổi, hiện ở thôn 1, Thái Thụy, Thái Sơn, Hàm Yên, Tuyên Quang cùng cả gia đình lên Điểm cao 468 (thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) - mảnh đất thiêng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc để dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ. Cả gia đình gồm con dâu, con trai và các cháu nội, tất cả đều mang trong lòng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Gia đình bà Phạm Thị Luân lên Điểm cao 468 - mảnh đất thiêng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc để dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Thảo Vân. |
Bà Luân xúc động: "Con trai tôi công tác trong quân đội, đợt này gia đình con trai đưa chúng tôi lên thăm Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên và Điểm cao 468. Trong lòng mình tràn ngập xúc động, nhớ tới những anh hùng đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất này nước mắt tôi lại tuôn trào... Nhờ có công lao của các anh, bây giờ chúng ta mới có cuộc sống bình an như thế này.".
Còn bà Phạm Thị Cảnh (cư trú tại số nhà 16, tổ 13, Trần Phú, thành phố Hà Giang), cho biết năm nào bà cũng dành thời gian đến dâng hương tại Điểm cao 468 vào ngày “giỗ trận” 12/7 và ngày 27/7. Tuy nhiên, năm nay bà bị ốm, không thể lên đúng ngày, trong lòng cảm thấy không yên...
Làm nghề bán hoa quả, dịp này bà Cảnh may mắn gặp gia đình khách đến mua lễ ở Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, nên đi cùng luôn. "Đến đây mà nước mắt không ngừng rơi... Tôi rất biết ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Năm nào, cũng có nhiều người từ khắp mọi miền Tổ quốc tụ về đây để ghi nhớ công ơn của các Anh hùng", bà Cảnh xúc động, nghẹn ngào nói.
Những dòng cảm xúc chân thành từ ông Chính, bà Luân, bà Cảnh... và còn nhiều người khác nữa, là minh chứng rõ nét cho tinh thần "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Tri ân và tôn kính, ngưỡng vọng họ, chúng ta càng trân quý những giá trị của hòa bình, độc lập; cần sự chung sức, đồng lòng nỗ lực dựng xây đất nước ngày một hùng cường, để không hổ thẹn với các Anh hùng liệt sĩ luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên ngày nay đã khang trang, ắt hẳn cũng là niềm vui, niềm an ủi đối với những người lính đã hy sinh và cả những người còn sống. |
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị Ngày 21/7, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Phan Văn Anh làm Trưởng đoàn đã đến Quảng ... |
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung Sáng 23/7, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng ... |
Ấm tình đồng đội Hơn 50 năm sau ngày giải phóng, trong lòng những người lính đã từng chiến đấu trên các mặt trận của Quảng Trị vẫn luôn ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 19:32
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình “Công dân học tập” trong công nhân lao động tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Công đoàn - 13/09/2024 15:05
Nhằm kịp thời chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, ngày 13/9, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 10:24
Anh Nguyễn Văn Mẫn (SN 1980), nhân viên kỹ thuật Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu đạt nhiều thành tích trong nhiều năm liền.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 07:29
Trong 10 năm thực hiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế và các cấp công đoàn đã tổ chức hơn 6.700 hoạt động văn hóa, thể thao và thu hút 657.222 lượt đoàn viên, người lao động. Trong đó, có trên 85% công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất tham gia.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 07:04
Cô giáo Nguyễn Bích Thảo, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Ánh Dương (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) là gương mặt tiêu biểu, thủ lĩnh của các phong trào do ngành Giáo dục tổ chức; được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 20:05
Những ngày qua đồng bào cả nước đã và đang hướng về các tỉnh phía Bắc - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3 và những trận lũ quét gây thương vong lớn. Chính quyền, công đoàn và nhân dân Bình Dương cũng không nằm ngoài nỗi lo này.