Một ý tưởng nhân văn cao đẹp
game doi thuong - 18/09/2021 18:52 Hùng Vũ
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cam kết sẽ nhận nuôi và đào tạo 1.000 trẻ em có cha mẹ qua đời vì Covid-19 trong 20 năm tới. (Ảnh VNE) |
Nhưng chỉ với ý tưởng ấy thôi, tác giả của nó đã xứng đáng để được báo chí và cộng đồng mạng 2 ngày nay cổ vũ, khích lệ và bày tỏ niềm cảm kích trước hết là như đối với một tấm lòng hào hiệp cao cả..
Tác giả của ý tưởng đó là ông Trương Gia Bình, CEO của FPT. Ý tưởng đó là FPT sẽ thành lập một ngôi trường dành riêng để nuôi dạy 1.000 em nhỏ mồ côi mất cha, mất mẹ do bị tử vong trong dịch Covid-19 thời gian qua.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT hôm 17.9 đã nói với báo chí: “Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, chi phí mỗi năm 80 tỷ đồng. Trong 24h qua kể từ khi lên ý tưởng, chúng tôi đã cấp tập bàn thảo từ cách thức triển khai, hoạt động, chương trình giảng dạy.
Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình Phổ thông, Đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng. Trong quá trình đào tạo đó, chúng tôi muốn giúp các em phát huy mọi khả năng của mình. Nếu các em giỏi công nghệ thì đi theo con đường công nghệ, giỏi nghệ thuật đi theo con đường nghệ thuật, giỏi khoa học thì làm khoa học.
May mắn FPT có những người bạn lớn, học giả hàng đầu về khoa học, nghệ thuật bên cạnh công nghệ. Chúng tôi sẽ mời họ chung tay đào tạo các em. Về địa điểm xây trường, trước mắt FPT City Đà Nẵng là nơi chúng tôi có thể đào tạo từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học, đầy đủ cơ sở vật chất không chỉ học mà còn ăn ở".
FPT lên ý tưởng nhanh quá, bất ngờ quá, ấm áp quá. Nhiều triệu người Việt thật nhẹ lòng khi đọc tin này và bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng vàng của CEO Trương Gia Bình và FPT.
Tuy nhiên, giống như trước mọi ý tưởng mới xuất hiện trên đời này, ý tưởng của ông Bình và FPT cũng nhận được rất nhiều ý kiến phản biện và trái chiều. Việc ấy là cần thiết và chính đáng.
Ngoại trừ những ý kiến hẹp hòi, thiển cận cho rằng ông Bình “nổ”, ông Bình “gây tiếng vang”, thậm chí xấu xa hơn là cho rằng FPT tính làm vậy để “kiếm đất vàng” sử dụng vào những mục đích khác, thì đa số các ý kiến phản biện đều công tâm, đều lo lắng cho cuộc sống, cho việc ăn ở học hành, cho tương lại của trẻ mồ côi liệu có phù hợp với mô hình trường của FPT sẽ xây dựng hay không.
Có những ý kiến còn nêu ra những kinh nghiệm rất bổ ích đáng để cho ông Bình và FPT tham khảo và học tập. Ví dụ như ý kiến của nhà báo Hà Phan vừa đăng sáng nay trên trang facebook cá nhân của mình.
Nhà báo Hà Phan nêu kinh nghiệm của các làng trẻ em SOS đang có ở 17 nơi trên cả nước. Tại đây, chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đã có hơn 260.000 trẻ em đã được nuôi dạy từ đây hàng chục năm qua.
Trong làng SOS có hàng chục nhà tùy quy mô, mỗi nhà có 1-2 mẹ chăm cho các con. Có phòng riêng nam nữ, các con được đi học như trẻ bình thường. Trẻ sang 15 tuổi sẽ được tách riêng nam nữ và xong phổ thông sẽ được tiếp tục đài thọ, lo cho học đại học hay nghề tùy chọn.
Ở SOS Đà Lạt, đã không ít trẻ học xong đại học, đi làm và quay lại giúp các em. Có em, làng lo cả vật chất lẫn tinh thần cho đến khi lập gia đình. Trẻ được nuôi dạy chu đáo, lễ phép và mạnh khỏe.
“Từ các làng SOS này, nơi đã có bề dày và kinh nghiệm, được cả trong lẫn ngoài nước giúp đỡ, ủng hộ; tôi tự hỏi tại sao các đại gia, nhà hảo tâm không đóng góp, chung tay góp sức để mở rộng thu nhận trẻ mồ côi có nhu cầu sớm ngày nào tốt ngày đó? Đưa trẻ vào cơ sở có sẵn này tốt hơn hay cứ phải xây, lập ra một nơi mới hay hơn?
Lập 1 trường mới không khó, duy trì và nuôi dạy hiệu quả mới là điều cần cân nhắc. FPT đang dự định theo mô hình thiếu sinh quân. Đó là ý định tốt nhưng làng SOS cũng là nơi FPT cần tham khảo…”- nhà báo Hà Phan bày tỏ quan điểm.
Đối với cá nhân người viết bài này thì ý tưởng của ông Trương Gia Bình là một ý tưởng hay và đúng. Vì sao? Vì chúng ta đang bàn đến trẻ mồ côi cha mẹ nhưng vẫn còn người thân, trong cuộc sống rất rất nhiều em ở với người thân còn khổ hơn ở đợ.
Chúng ta đã có những trường dân tộc nội trú ( mặc dù rất nhiều em không mồ côi) và các em được học hành, dạy dỗ và có những thành đạt từ mái trường này. Việc FPT đứng ra nhận nuôi các em, theo tôi có rất nhiều yếu tố tốt cho các em vì FPT có hệ thống trường học từ Tiểu học đến Đại học, FPT cũng là nơi ươm mầm tài năng, có thể tạo ngay việc làm cho các em khi ra trường đúng với một quy trình đào tạo và sử dụng rất khép kín.
Trong quá trình các con học tại FPT, người thân vẫn có thể thăm nom theo dõi và giảm đi cho họ một số chi phí, vi lúc họ đủ điều kiện kinh tế thì không là gì, nhưng có những khó khăn bất chợt thì lại là gánh nặng, chưa nói mỗi gia đình người thân của các cháu đều có những riêng tư (bác dâu, mợ dâu, bác rể, chú rể...) hoặc nơi cư trú của họ không tiện với việc học hành của các cháu bé. vv.
Nên việc các con được FPT nhận đỡ đầu và nuôi ăn học tập trung là quá tốt, giải quyết được mọi khó xử trong cuộc sống các gia đình người thân của các cháu. Chúng ta cần nghĩ đến thực lực của các gia đình bảo trợ các cháu, đừng nghĩ đến sự tự ái của các gia đình, kiểu như “cháu tôi mà tôi không nuôi được sao”, nhưng khi có khó khăn thì dồn hết lên đứa cháu mồ côi đó. Chuyện đó không phải xảy ra ở tất cả mọi gia đình, nhưng không phải là quá hiếm, kể cả đã có những gia cảnh xô đẩy các cháu ra ngoài xã hội và trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội cũng như thành đối tượng tội phạm nhí bất đắc dĩ.
Chúng ta hãy nghĩ đơn giản chút đi, hãy coi như các cháu đi học tập trung (nội trú) và chúng ta vẫn có thể quan tâm, thăm hỏi, động viên và trợ giúp các cháu khi cần. Ngày xưa có trường thiếu sinh quân, ngày nay có trường dân tộc nội trú, các làng SOS và đều thành công trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi.
Tôi tin là CEO Bình và FPT trước khi công khai ý tưởng này với công chúng, họ đã đều có những tính toán kỹ lưỡng rồi, chứ không phải đưa ra những tuyên bố hồ đồ để “tự mình mang lửa về đốt nhà mình”. Hơn nữa, so với mọi tập đoàn kinh tế, mọi doanh nghiệp VN khác, thì FPT là đơn vị có bề dày kinh nghiệm và thành công trong mảng giáo dục đào tạo nhất.
Cầu mong cho ý tưởng của ông Trương Gia Bình và FPT sớm biến thành hiện thực, đem lại niềm an ủi, động viên và cuộc sống ổn định cho cả ngàn cháu bé mồ côi vì đại dịch hiện nay.
Để kết thúc bài viết, xin trân trọng giới thiệu bài thơ của cô giáo LƯU HƯƠNG QUẾ vừa mới sáng tác, một bài thơ chạm đến hàng triệu trái tim người Việt lúc này
MỒ CÔI
Dịch tràn về em bỗng hoá mồ côi
Khi bố mẹ phải xa rời cõi tạm
Để lại trong lòng khoảng không vô hạn
Lỗ hổng tâm can sao có thể lấp đầy!
Những trái tim non nớt thơ ngây
Đang ngơ ngác trước nỗi đau quá lớn
Sao bố mẹ nỡ ra đi quá sớm!
Tuổi thơ con vừa chớm đã bơ vơ
Ngôi nhà chưa quen vắng mẹ bao giờ
Căn phòng ấy mấy ngày không dám mở
Nhìn đồ vật chỉ càng thêm nhung nhớ
Những bữa cơm quên đũa bát lấy thừa
Tan học rồi chẳng thấy bố đón đưa
Ngôi nhà nhỏ tiếng cười đùa vắng ngắt
Từng đêm ngủ thiếu bàn tay ôm chặt
Giấc chập chờn dòng nước mắt chảy ngang
Tuổi đến trường trên đầu trắng khăn tang
Trang sổ điểm bỏ trống dòng lý lịch
“Bố mẹ mất trong cơn đại dịch"
Đau đớn nào hơn! Dòng chú thích sau cùng!
Covid kia! Quá tàn nhẫn lạnh lùng!
Cướp hạnh phúc bao gia đình nhỏ bé
Cướp cả ước mơ và tương lai con trẻ
Qua mùa hè em hoá trẻ mồ côi.
(Yên Thành 15/9/2021)
Doanh nghiệp ô tô đang rất cần ‘’phao cứu trợ’’ Thị trường ô tô tại Việt Nam đang ở mức báo động khi doanh số bán hàng ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục, chưa ... |
Nam công nhân 15 năm gồng mình vượt qua nỗi mặc cảm “giới tính thứ 3” “Trong cuộc đời em có hai thời điểm khó khăn nhất. Đó là khi học lớp 7, em biết mình thuộc “giới tính thứ 3”. ... |
"Rằng qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau" Đó là câu hát quen thuộc với người dân xứ Nghệ và ngẫm lại câu hát ấy trong hai năm qua – thời điểm chúng ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 24/08/2024 15:02
Chuyện đêm mưa
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.
game doi thuong - 20/08/2024 17:17
Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”
Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.