Lịch sử không phải là truyền thuyết
game doi thuong - 23/04/2022 13:42 PHẠM XUÂN DŨNG
Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là di sản phi vật thể. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ở bài viết này, chúng tôi xin phép chưa bàn đến việc dạy môn Lịch sử trong nhà trường mà chỉ bàn về việc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là di sản phi vật thể đã khiến dư luận, nhất là giới sử học hết sức băn khoăn, e ngại và có nhiều ý kiến phản biện.
Trước đó, năm 2007, miếu An Sơn thuộc huyện Côn Đảo thờ bà Phi Yến được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận là Di tích văn hóa cấp tỉnh, mới đây huyện Côn Đảo có tên đường Hoàng Phi Yến. Vậy bà Hoàng Phi Yến là ai?
Theo một số tài liệu và dân gian lưu truyền bắt nguồn từ Côn Đảo thì bà là thứ phi của vua Gia Long. Vì ngăn cản nhà vua đừng dựa vào Pháp, kẻo mang tội "cõng rắn cắn gà nhà" nên Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long lúc chưa lên ngôi) tức giận ném xuống biển.
Nơi bà mất chính là Côn Đảo. Nhớ thương bà, người dân lập miếu thờ từ rất nhiều năm trước. Dân gian còn nói tên tục của bà là Lê Thị Răm, có con là Hoàng tử Cải, nên truyền tụng câu ca: "Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Câu chuyện nghe qua có vẻ như thật vì lớp lang, cụ thể.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì vua Gia Long không có bà phi nào là Hoàng Phi Yến hay Lê Thị Răm như dân gian vẫn lưu truyền cũng không có ai là Hoàng tử Cải cả. Và cho đến giờ này, chưa có tư liệu lịch sử nào chứng thực vua Gia Long đặt chân đến Côn Đảo.
Theo các nhà khoa học, đó chẳng qua là một truyền thuyết của cư dân vùng biển được gắn với một nhân vật lịch sử và lâu ngày trở thành tín ngưỡng dân gian. Vậy mà truyền thuyết dần dà lại được công nhận là lịch sử.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa thì ông rất bất ngờ trước thông tin này và khẳng định truyền thuyết không phải là lịch sử. Ông nói: "Nội dung này nếu được công nhận là một di sản quốc gia thì đây là việc làm vô cùng tắc trách".
Còn PGS.TS. Sử học Đỗ Bang đã bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân của mình như sau: "Từ một truyền thuyết phổ biến của cư dân vùng biển, hư cấu, đặt tên, gán ghép cho một nhân vật lịch sử mang tính xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử để trở thành di tích lịch sử rồi nâng thành lễ hội quốc gia. Đề nghị cần có hội thảo khoa học để đánh giá sự việc này và sự chính xác của hồ sơ khoa học công nhận di tích An Sơn năm 2007, di sản phi vật thể quốc gia năm 2022".
Cần khẳng định ngay rằng chúng ta không hề xem nhẹ, càng không phủ nhận vai trò của truyền thuyết. Nó là một phần của tín ngưỡng dân gian, làm phong phú đời sống tinh thần và văn hóa của cộng đồng, giúp cho nhiều cảm xúc tích cực thăng hoa. Rất nhiều truyền thuyết mang bóng dáng, thậm chí hồn vía của lịch sử, dù bản thân nó không thể đồng nhất với chính sử. Và đó là vai trò quan trọng không thể thay thế được của truyền thuyết.
Tuy nhiên cũng cần thêm một khẳng định lịch sử, chính sử không phải là truyền thuyết. Không thể tùy tiện hư cấu, pha trộn lịch sử. Bởi lịch sử không phải là một nồi lẩu thập cẩm muốn bỏ các thứ thực hư vào thế nào cũng được, càng không phải là chiếc bánh vẽ, giả hiệu nhưng được dán tem nhãn lịch sử. Không thể để lộng giả thành chân.
Trong tình trạng môn Lịch sử đang có nhiều thất thế thì những việc như trên thật đáng quan tâm và lo ngại. Cần có sự vào cuộc khẩn trương của các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng để minh định nội dung đang bàn, trả lại sự thật cho lịch sử mà nhiều khi vì những lý do khác nhau, nó bị "đánh cắp" hoặc bị làm biến dạng ở đâu đó.
Bởi không có lịch sử đích thực thì làm gì có một dân tộc nhìn thấy được tương lai, nói chi đến mỗi con người.
Nếu thấy bài viết "Lịch sử không phải là truyền thuyết", hay, bổ ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Giếng cổ đình làng và văn hóa Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ... |
Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường? Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
Đằng sau bức bích họa trên ngôi đình cổ Đình Tự Đông ̣(TP. Hải Dương) có từ thời Hậu Lê (cách đây chừng 300 đến 400 năm) vừa bị xâm hại nghiêm trọng. Điều ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội