Tháng Bảy về với di tích lịch sử diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
Hoạt động Công đoàn - 25/07/2024 06:47 YẾN NHI
Cảm xúc thiêng liêng nơi Căn nhà Tám mái
Một sáng chủ nhật trung tuần tháng Bảy, tôi có may mắn được theo đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, làm trưởng đoàn tới thăm Di tích lịch sử Quốc nơi diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I tại xã Cao Vân (nay là xã Phú Xuyên), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Khác với suy nghĩ di tích lịch sử thường có nét hoang vắng và trầm buồn, khi xuống xe, cảm nhận đầu tiên chắc không chỉ của riêng tôi là sự sạch sẽ, thoáng mát và không khí vô cùng trong lành nơi đây. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu còn ví von: “Cảnh sắc này chẳng khác gì trời Âu”. Năm 2016, địa điểm này đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đón tiếp đoàn chúng tôi không chỉ có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban và lãnh đạo LĐLĐ huyện Đại Từ; rồi thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể xã; đại diện Chi bộ, Ban công tác Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể của xóm mà còn có rất nhiều những bác cao niên – những người đã chứng kiến sự thăng trầm của di tích.
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng lãnh đạo huyện ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương cách mạng Đại Từ tại di tích lịch sử - nơi diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I. Ảnh: T.Y |
Căn nhà Tám mái – nơi hơn 200 đại biểu đại diện cho khoảng 350.000 CNVCLĐ cả nước – về dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I trong suốt nửa tháng 1 năm 1950 giờ đã là công trình di tích mang kiến trúc hiện đại, kiên cố sau 2 lần được tôn tạo và tu sửa.
Theo lời kể của ông Lê Nguyên Tố (sinh năm 1948, xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ): Hội trường Tám mái được xây dựng năm 1949, 4 mái trên và 4 mái dưới lợp nứa, xung quanh đan phên nong 1 và nong 2 và có vải căng. Ngoài Hội trường chính còn có khu nấu bếp, “dõng lá dong”- lán ở của các đại biểu.
Năm 2004, Công đoàn Việt Nam đã xây dựng nhà truyền thống Công đoàn Việt Nam tại nền hội trường Tám mái với diện tích 160m2 và bia ghi dấu sự kiện đặt trong khuôn viên di tích.
Tuy nhiên qua thời gian, mái nhà truyền thống bị dột, tường và nền nhà cũng bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng. Con đường đất dẫn từ đường liên xóm vào di tích dài hơn 1.000m, rộng 1m mấp mô sỏi đá, trơn trượt vào ngày mưa.
Theo lời kể của người dân, năm 2020, một đoàn du khách trên 3 xe ô tô lớn tìm đến tham quan di tích đã phải quay ra bởi không thể vào được. Từ đó, di tích chủ yếu đón các cháu học sinh của xã vào tìm hiểu lịch sử, không có du khách từ nơi khác đến nữa.
Năm 2023, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã chọn nơi đây để làm công trình chào mừng đại hội XVII; hỗ trợ sửa chữa nhà truyền thống, làm đường bê tông mở rộng 6m, chiều dài 1.100m… Tổng kinh phí các hạng mục trên 1 tỷ đồng.
Có sự đầu tư về vật chất và sự chăm chút, giữ gìn của người dân địa phương, mọi thứ giờ đây đã khác hẳn.
Nơi khách tham quan dừng lại lâu nhất là tấm bia ghi dấu những sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đặt trong khuôn viên di tích.
Chúng tôi cùng dừng lại trước tấm bia ghi dấu sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ảnh: T.Y |
Sử liệu có ghi: Địa điểm tổ chức Đại hội lần thứ I của Tổng Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Liên hiệp phụ nữ đã trở thành nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu sự lớn mạnh trưởng thành của các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng quà cho người dân địa phương xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: T.Y |
Riêng đối với tổ chức Công đoàn, trong sự hiểu biết của mình, tôi biết, tất cả 12 Đại hội sau này của Công đoàn Việt Nam đều diễn ra tại Hà Nội. Vì thế, đây chính là nơi đánh dấu bước trưởng thành mạnh mẽ của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Những văn kiện được Đại Hội thông qua là sự vận dụng đúng đắn, cụ thể và sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Đại hội lần thứ I là điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn hoàn thành những nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến và mở ra một thời kỳ mới của công tác Công đoàn ở Việt Nam.
Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
Ông Phạm Duy Hùng, ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy huyện Đại Từ chia sẻ: Địa bàn huyện hiện có 169 điểm di tích lịch sử, trong đó có 15 di tích lịch sử Quốc gia. Di tích mà không có người đến tham quan thường xuyên là di tích “chết”. Hướng đi của địa phương là gắn phát huy giá trị di tích lịch sử với phát triển du lịch địa phương. Kinh tế Đại Từ sẽ mở ra hướng đi đầy triển vọng là du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích lịch sử.
Ông Phạm Duy Hùng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy huyện Đại Từ (ảnh trái) tặng chè Đại Từ cho Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: T.Y |
Ông Hùng giới thiệu về đặc sản chè của huyện Đại Từ với một sự say sưa và vô cùng tự hào. Ông bảo nói đến vải của Bắc Giang thì ai cũng biết, năm nay tổng doanh thu cả tỉnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Ít người biết rằng chè của Đại Từ, năm 2023, chiếm 1/3 tổng doanh thu chè của Thái Nguyên, cũng là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Khách du lịch đến thăm di tích sẽ được mời uống thứ chè Đại Từ "rất được nước", như lời ông Hùng nói, rồi cùng bàn bạc đầu tư, quảng bá cho chè để cây chè ở đây thêm nhiều người biết đến.
Di tích và cây chè ở Đại Từ bây giờ là để làm giàu, chứ không phải là để giảm nghèo nữa.
Tháng Bảy đến thăm nơi đã tổ chức đại hội đầu tiên của Công đoàn Việt Nam, tôi ấn tượng bởi sự tiếp đón nồng hậu, giản dị, chân thành, nghĩa tình của những con người sinh sống ở mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này.
Mong tháng Bảy nào từ nay trở về sau cũng được lên đây một lần, như một dịp để nhớ về cội nguồn của tổ chức, từ đó thêm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc và để thấy được sức sống, giá trị của di tích đối với đời sống kinh tế, xã hội của địa phương…
“DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LẦN THỨ NHẤT TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM, ĐOÀN THANH NIÊN CỨU QUỐC VIỆT NAM, HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM. NĂM 1950, TẠI NƠI ĐÂY ĐỒNG ĐÁT – XÃ CAO VÂN (NAY LÀ XÓM TÂN LẬP, XÃ PHÚ XUYÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÃ DIỄN RA 3 SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG: ĐẠI HỘI LẦN THỨ I TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM (1-15/1/1950). DỰ ĐẠI HỘI CÓ 200 ĐẠI BIỂU. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GỬI THƯ ĐỘNG VIÊN. TỔNG BÍ THƯ TRƯỜNG CHINH ĐÃ ĐẾN DỰ VÀ CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI. ĐẠI HỘI ĐÃ BẦU RA BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA 1 GỒM 21 ỦY VIÊN CHÍNH THỨC VÀ 4 ỦY VIÊN DỰ KHUYẾT. ĐỒNG CHÍ HOÀNG QUỐC VIỆT ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH, ĐỒNG CHÍ TRẦN DANH TUYÊN LÀM TỔNG THƯ KÝ, CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYỄN HỮU MAI, TRẦN QUỐC THẢO LÀM PHÓ TỔNG THƯ KÝ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM”, tấm bia in chữ hoa ghi rõ. |
Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam Từ khi ra đời đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ ... |
Những mục tiêu của 12 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam 12 kỳ Đại hội của Công đoàn Việt Nam từ Đại hội I năm 1950 đến Đại hội XII năm 2018. Mỗi nhiệm kỳ đều ... |
Tuyên truyền sâu, rộng về truyền thống vẻ vang 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam Đó là chỉ đạo của đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội nghị Quán triệt Hướng dẫn số ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 16/09/2024 08:49
Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng
Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Công đoàn - 16/09/2024 07:46
May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”
12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 15:11
Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu
Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 14:41
Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương
Tại Công ty PTS Hà Tây (Hà Nội), những người lao động luôn cảm thấy ấm lòng khi có cuộc sống ổn định để tận tâm với công việc. Ai cũng tự nhủ: Được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo Công ty và không thể thiếu sự quan tâm, sẻ chia của tổ chức Công đoàn Công ty.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 08:07
Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
Chị Quách Thị Thúy thuộc Tổ Công đoàn phòng Quản lý nội bộ - Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ (Công đoàn BIDV Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một người mẹ “gian truân” khi cùng con gái bệnh tật vượt qua khó khăn. Đồng hành với chị Thúy trong suốt thời gian đó luôn có công đoàn của đơn vị.
Hoạt động Công đoàn - 14/09/2024 09:47
Thủ lĩnh “không ngại khó” của Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang
Bén duyên cùng tổ chức Công đoàn cách đây 3 năm, tôi đã ấn tượng bởi “thủ lĩnh” Ngô Anh Duyệt - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Không ngần ngại khi “dắt” lính mới bắt nhịp với công việc, từ lo lắng ban đầu, sự hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình từ anh đã giúp tôi nhanh chóng hòa nhịp với ngôi nhà Công đoàn.
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam
- Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng
- May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”