Lao động tự do miệt mài mưu sinh ngày lễ
Đời sống - 03/09/2023 21:21 MINH ANH
Giúp đoàn viên, người lao động “Chạm vào hạnh phúc” |
"Ngày nghỉ lễ...cũng như ngày thường thôi"
Anh Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1983 - Việt Yên, Bắc Giang) đang đứng nghỉ ngơi sau một chuyến hàng chở hoa quả cho khách dưới chân cầu Long Biên. Anh bám trụ với công việc giao hàng đã vài năm nay. Anh Thắng hiện có vợ và ba con nhỏ nhưng đều ở quê với ông bà nội. Một mình anh lên trên Hà Nội tìm việc làm để kiếm thu nhập gửi về quê.
"Vợ ở quê cũng làm nông thôi vì con gái thứ 3 mới được hơn 3 tuổi. Tôi đi làm xa nhà nên vợ đảm đương chăm sóc và đưa đón các con đi học". Anh Thắng chia sẻ.
Công việc này, anh nhận chở hàng theo tháng nên gần như không có ngày nghỉ. Với những lao động tự do như anh Thắng, có lẽ ngày nghỉ lễ cũng giống như những ngày bình thường, khi mà gánh nặng cơm gáo gạo tiền vẫn đè nặng lên đôi vai anh hằng ngày.
Với anh Thắng, ngày nghỉ lễ cũng như ngày thường. Ảnh: M.A |
Mức thu nhập một tháng của anh Thắng được hơn 10 triệu đồng/ tháng. Tháng cao điểm có thể lên đến 12 hoặc 15 triệu đồng nhưng thường không đều. Một ngày đi làm, anh kiếm trung bình từ 300 đến 500 nghìn đồng. Công việc của anh bao gồm cả bốc vác hàng lên xe và giao đến địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Anh chủ yếu chở hoa quả thuê cho các chủ cửa hàng trong chợ đầu mối Long Biên.
"Nghe thu nhập vậy thôi nhưng cũng chẳng bao giờ tiết kiệm được đồng nào", Anh Thắng cười.
Anh kể, anh thuê trọ tạm bợ trong khu trọ lụp xụp với chi phí chưa đến 1 triệu đồng/ tháng/ phòng. Công việc thường xuyên ở ngoài đường nên điện nước cũng không đáng là bao. Chỉ lo xăng xe đi lại và tiền ăn uống, còn lại anh gửi về quê cho con ăn học.
Những ngày lễ này, nhìn mọi người tấp nập đi chơi với gia đình, anh cũng có chút thoáng buồn. Nhưng với những người lao động làm thời vụ như anh, có công việc kiếm thu nhập để lo cho gia đình là phải tranh thủ.
Không dám nghỉ lễ về quê vì sợ tốn kém
Đến với xóm chài ven bờ sông Hồng, nhiều gia đình lao động di cư không về quê nghỉ lễ, mong kiếm thêm được đồng ra đồng vào lo cho con mùa năm học mới. Những hộ dân tại đây đều xa xứ đã lâu, cuộc sống của họ luôn ở trong tình trạng bấp bênh, không có công ăn việc làm ổn định.
Con đường vào xóm chài nghèo dưới ven sông Hồng. Ảnh: M.A |
Xong việc rẫy cỏ buổi sáng, anh Phạm Văn Hùng (sinh năm 1974) vội vàng ra bãi sông để lên thuyền thả lưới. Anh Hùng quê ở Thanh Hóa, thoát ly gia đình từ rất sớm, đi làm đủ nghề từ Bắc vào Nam và cuối cùng lại dạt về xóm chài nghèo dưới ven sông Hồng. Bởi có chút sức khỏe nên anh còn có thể làm phụ xây dựng, bốc vác thuê… Mấy năm gần đây, có người trên bờ thuê anh làm rẫy cỏ nên cũng có thu nhập. “Ngày công làm từ sáng đến tối khoảng từ 250 - 300 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên công việc không đều, ngày có ngày không”, anh nói.
Anh Hùng cho biết, xóm chài này bao gồm dân ở các tỉnh Hưng Yên, Quảng Bình, Nam Định, Thanh Hóa... Hai vợ chồng anh gắn bó với xóm chài cũng 10 năm nay. Vợ anh là chị Phạm Thị Yên cũng đi nhặt phế liệu hoặc dọn dẹp thuê để kiếm thêm thu nhập.
Vợ chồng anh Hùng tranh thủ thả lưới kiếm tôm cá sau buổi làm rẫy. Ảnh: M.A |
"Hai con gái, đứa cấp 2, đứa cấp 3 đều đang học trên này. Cả nhà 4 người lênh đênh trên con sông vất vả lắm cô ơi. Nghỉ lễ có mấy ngày, đưa nhau về quê thì tốn kém lắm. Hơn nữa vào năm học mới bao nhiêu khoản phải lo nên chúng tôi chỉ mong những ngày này vẫn có việc", anh Hùng chia sẻ với PV.
Mấy hôm nay nghỉ lễ, tôm cá có đánh bắt được cũng ít người mua. Công việc làm thuê cũng ít hơn do mọi người về quê. Hơn nữa, nay trời Hà Nội vào mùa, có mưa và gió lớn, nên anh Hùng cũng chỉ tranh thủ một lúc để thả lưới. Nếu không bán được, ít nhất gia đình cũng vẫn có thức ăn.
Quanh khu vực ngoại ô vẫn còn những lao động nghèo hằng ngày "oằn mình" kiếm từng đồng thu nhập. Với họ, ngày nghỉ lễ cũng không khác gì ngày thường khi mà nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn đau đáu trong đầu.
Người lao động hưởng 400% lương nếu làm thêm ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 Theo quy định, người lao động đi làm thêm ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023 sẽ được hưởng mức lương ít nhất bằng 400% so ... |
Ngày lễ, công nhân vẫn miệt mài làm việc trên các công trình xây dựng Ngày 1/9, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài làm việc trên các công trình ... |
Du lịch ảm đạm, lao động nghèo vất vả mưu sinh trong dịp lễ Với họ, những kỳ lễ, Tết là dịp để có thêm nguồn thu nhập lo cho gia đình. Nhưng thời tiết xấu đã khiến các ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu