Khoa Cấp cứu - Chống độc, BV Nhi TW: Sẵn sàng vì sức khỏe của bệnh nhân trong dịp Tết
Đời sống - 25/01/2023 20:53 HỒNG NHUNG
Khoa Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi TW. Ảnh: PV |
Trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích tăng cao dịp Tết
Theo thống kê từ Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi TW, từ ngày 19/1 đến 25/1 (tức 28 Tết đến sáng mùng 4 Tết), có tổng cộng 232 trẻ nhập viện điều trị, trong đó có 34 trẻ là do các tai nạn trong sinh hoạt , 9 trẻ bị tai nạn giao thông. Đặc biệt, ngày 24/1 (tức mùng 3 Tết), có 1 trẻ tử vong do xuất huyết tiêu hóa, teo gan, xơ mật.
Phụ huynh chờ đến lượt khám cho con của mình tại Bệnh viện Nhi TW ngày mùng 4 Tết. Ảnh: PV
Bản thân trẻ nhỏ thường hiếu động, chưa có nhận thức, phản xạ bảo vệ bản thân, hoặc trẻ vị thành niên đang ở giai đoạn thích thể hiện cái tôi cá nhân, đặc biệt với những trẻ sống ở các đô thị lớn, dịp Tết về đón Tết cùng gia đình ở các vùng nông thôn với môi trường mới nhiều điều lạ với trẻ, cũng tiềm ẩn nguy hiểm hơn với trẻ như ao, hồ, cây cối,… Trong khi đó, người lớn nhiều khi bận rộn mà lơ là, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại đến sức khỏe và cả tính mạng.
Trên thực tế, có nhiều tình huống gây thương tích cho trẻ trong dịp Tết. Chẳng hạn như: Trẻ nhỏ làm đổ những chậu cảnh, bình hoa kê ở vị trí trẻ có thể với tới, bình rơi vỡ khiến trẻ bị chấn thương. Khi người lớn đang lau dọn nhà cửa, trẻ chạy vào khu vực trơn, ướt gây té ngã. Hay trẻ trèo cây, leo hàng rào, cầu thang, ban công khi người lớn không để ý.
Đặc biệt, bé L.A (10 tuổi, Nghệ An) sống cùng với ông nội, bố mẹ đi làm xa, vào trưa ngày 18/1 (tức 27 Tết), L.A cùng hai bé khác đang chơi trong vườn, thấy ống nước màu đỏ, 3 em cùng bẻ ra uống, sau đó khoảng 30 phút L.A xuất hiện triệu chứng nôn, lơ mơ, co giật. Cháu được đưa vào bệnh viện huyện, đặt ống nội khí quản rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi TW. Sau khi các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc xử trí các bước ban đầu, trẻ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, xác định là ngộ độc thuốc diệt chuột và được chuyển điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa. Do không có biện pháp điều trị đặc hiệu ngộ độc thuốc diệt chuột, trẻ tử vong sau gần 1 ngày vào viện dù đã được hỗ trợ tích cực chức năng các cơ quan.
Bài học rút ra từ những tai nạn đáng tiếc
Trẻ nhỏ đa phần đều hiếu động, tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, trong đó có không ít hiểm nguy rình rập. Không cách nào khác, bậc phụ huynh dù có bận rộn đến mấy cũng cần để ý, để mắt đến con trẻ, bởi chỉ cần trong khoảng thời gian ngắn, tai nạn với trẻ đã có thể xảy ra, mà đôi khi hậu quả là không thể cứu vãn, mọi sự ân hận đều đã muộn màng.
Dịp Tết trẻ thường được về quê chơi, cha mẹ cần quan sát, tránh để trẻ chơi một mình ở các khu vực gần ao, hồ, sông, suối.
Nên lắp khóa an toàn cho cửa sổ, không để ghế, chậu cây lớn hoặc đồ nội thất gần cửa sổ, bề mặt làm việc, ban công hay bất cứ nơi nào nguy hiểm mà trẻ có thể trèo lên. Gắn chặt tủ sách, tủ ngăn kéo và tivi vào tường để đề phóng chúng bị đổ và đè vào khi trẻ trèo lên.
Đặc biệt, dịp Tết, gia đình nào cũng bận rộn dọn dẹp nhà cửa, nên chú ý để các loại hóa chất tẩy rửa đúng nơi quy định, xa tầm tay trẻ, tránh để trẻ lấy ra nghịch, hóa chất có thể đổ lên da, rơi vào mắt hoặc trẻ uống nhầm.
Vấn đề ngộ độc thức ăn cũng thường xảy ra ở trẻ em dịp Tết. Để phòng ngừa, cha mẹ nên chọn thức ăn chế biến an toàn, nấu chín và bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thói quen này cũng cần áp dụng với những chuyến du xuân, chơi Tết.
Nhân viên y tế làm việc trong ca trực tại Bệnh viện Nhi TW. Ảnh: PV |
Nhân viên y tế sẵn sàng trong ca trực
Ngày thường, các điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu - Chống độc làm 03 ca, 04 kíp, nhưng trong những ngày Tết, họ sẽ phải làm việc 24/24 tiếng, hoặc 12/24 tiếng. Ví dụ, trong 06 ngày nghỉ Tết thì các điều dưỡng ít nhất trực 04 buổi (02 buổi ngày, 02 buổi đêm). Năm nào cũng vậy, phương án trực Tết được lên kế hoạch từ sớm, các cán bộ, y bác sĩ của Khoa đã chuẩn bị sẵn các phương tiện, dụng cụ cấp cứu dự trù cho những ngày Tết, đồng thời dự phòng cho những sự cố (nếu có). "Tất cả anh em luôn trong tâm thế 'sẵn sàng lên đường' vì sức khỏe của bệnh nhân trong dịp Tết" - Anh Đỗ Quang Vỹ - Điều dưỡng trưởng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.
BS CKII Nguyễn Tân Hùng cho biết thêm: “Dịp tết Nguyên đán này, mỗi ngày Khoa tiếp nhận khoảng 4-5 ca tai nạn thương tích ở trẻ với rất nhiều hình thái: vết thương ngoài da, chảy máu, bong gân, gãy xương, chấn thương các tạng, bỏng, đuối nước, ngộ độc, hóc dị vật, té ngã, điện giật... Thực tế cho thấy, số trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích đều tăng cao hơn ngày thường, chính vì thế, vào dịp Tết, nhân viên y tế của Khoa chúng tôi lại càng phải sẵn sàng, chủ động, lên kế hoạch tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân không may bị tai nạn".
Cách sơ cứu khi trẻ bị thương tích Tùy từng loại tai nạn thương tích mà người lớn có thể áp dụng cách sơ cứu khác nhau. Nếu trẻ không ngừng tim mà có những vết thương chảy máu thì việc đầu tiên là băng bó vết thương, nếu trẻ gãy xương thì cố định xương gãy. Nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở, thiếu oxy, chúng ta cần kích thích xem trẻ có đáp ứng hay không, có tuần hoàn không; sau đó gọi hỗ trợ từ những người xung quanh. Đánh giá đường thở, khai thông đường thở, nếu trẻ không thở thì ngay lập tức thực hiện ép tim, thổi ngạt. Tất cả các tai nạn thương tích ở trẻ, cần được sơ cứu đúng cách và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. |
Lao động xa quê nhớ hương vị Tết quê nhà Cũng như bao người, Tết là thời gian ai cũng mong chờ để được đoàn tụ, sum họp bên gia đình, người thân. Thế nhưng, ... |
Ghi nhanh từ công trình cầu Mỹ Thuận 2: Công nhân làm việc xuyên Tết Cầu Mỹ Thuận 2 chạy song song và cách 350 m so với cầu Mỹ Thuận hiện hữu. Phần cầu chính dài hơn 1,9 km, ... |
Người công nhân hân hoan đón Tết của người Kinh như đón Tết của dân tộc mình Đón những giây phút đầu tiên của năm mới tại đập thủy điện, anh Đinh Văn Anh (công nhân Công ty CP Thủy điện Đakđrinh, ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
- Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu
- Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
- Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
- Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông