Hiểm họa từ độ “tinh khiết” của nước đóng bình rẻ tiền
Đời sống - 12/10/2019 22:35 Hoàng Hà
Nước đóng bình tại một cơ sở tư nhân. Ảnh: Minh họa |
Nước đóng bình được sử dụng rộng rãi hầu như ở khắp mọi nơi, ở công ty, trường học, trong các gia đình, đặc biệt được sử dụng nhiều nhất là công nhân bởi tính tiện dụng cũng như giá thành, mỗi bình có giá khoảng 10.000đ/- 15.000đ/bình 20 lít. Vậy nước đóng bình có thật sự “tinh khiết” như lời quảng cáo của chủ cơ sở?
Nhiều cơ sở chui đã dùng axit để tẩy, rửa bình
Để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng của các bình nước trên, tôi đã tiếp cận chủ cơ sở chuyên cung cấp nước đóng bình tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên), Anh P cho biết: “Giá giao buôn là 8.000đ/bình, lấy nhiều trên 100 bình thì 7.000đ/bình. Khi được hỏi về chất lượng anh bảo, nước đóng bình nhà anh đã được xử lý qua hệ thống lọc cơ bản là sạch. Bình lọc cũng được rửa rất sạch sẽ. Mỗi ngày anh xuất khoảng 200-300 bình đi khắp nơi, nếu lấy nhiều trên 200 bình có thể báo anh trước 2 ngày là được”.
Nghĩ tôi là khách hàng tiềm năng, anh dắt tôi đi giới thiệu quy trình sản xuất một cách rất hồ hởi, từ nhà trên bước xuống tôi thật sự sốc với đống vỏ bình khá to ở góc sân, vỏ bình đã cũ kỹ, cáu bẩn, rêu mốc và nhiều con loăng quăng bên trong, anh bảo, các vỏ bình đó được thu gom từ các nơi anh giao nước đem về, một số thì mua thêm của mấy bà bán phế liệu.
Bên cạnh là một cuộn ống nước có gắn vòi xịt, một vài chai nước tẩy rửa không nhãn mác, tôi nghĩ chắc chắn là để rửa bình, cạnh bức tường nham nhở đầy rêu mốc là những vỏ bình mới rửa xong, được cài cắm tứ tung cho ráo nước.
Khu chuyên tẩy, rửa bình cũ cáu bẩn trước khi đưa vào chiết rót. Ảnh minh họa |
Khi được hỏi về dung dịch tẩy rửa cho bình được sạch gần như mới, một công nhân cho biết, cơ sở đã sử dụng axit sunfuric và soda để ngâm tẩy bình. Người thực hiện quy trình tẩy rửa này là một công nhân không qua đào tạo, sử dụng hóa chất tẩy rửa theo kinh nghiệm. Việc tẩy rửa bình bằng cách này sẽ đảm bảo nếu sau khi dùng axit, soda được tráng lại nhiều lần bằng nước sạch.
Tuy nhiên, nếu rửa không sạch và nguồn nước đóng vào bình không đảm bảo sẽ gây hại sức khỏe. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất các cặn đồng, sắt do máy móc thiết bị thô sơ, cũ kỹ để lại trong nước là điều khó tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nước uống và sức khỏe người tiêu dùng.
Khu chiết rót và đóng nắp. Ảnh: Minh họa |
Nước đóng bình có thế gây tiêu chảy, viêm đường ruột, ung thư.
Đi sâu vào bên trong là khu chiết rót, có 2 công nhân đang làm việc luôn tay mà không mặc bảo hộ, không đeo găng tay và cũng không đeo khẩu trang, nếu một trong những công nhân trên nhiễm virut viêm gan B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác thì hậu quả thật khó tưởng tượng.
Những chiếc bình ráo nước ngoài kia được chuyển vào khu chiết rót và đóng nắp thì lại vứt ngổn ngang dưới nền nhà rất bẩn. Không biết chất lượng nước có được xử lý có đúng tiêu chuẩn và quy trình hay không chứ chỉ nhìn sơ qua là đã thấy rất mất vệ sinh.
Quy trình sản xuất nước đóng bình đảm bảo chất lượng phải qua các bước sau: Nước thô được lọc qua than hoạt tính để khử mùi, sau đó trao đổi ion khử các loại khoáng, lọc ngược để khử các vi sinh vật. Hệ thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật, nhưng tôi thấy ở đây không hề có khâu nào có tia cực tím để chống vi sinh vật, mà được chuyển ngay ra khu chứa thành phẩm.
Nếu uống nước bơm từ giếng khoan lên không được đưa qua hệ thống xử lý đảm bảo có thể vẫn còn kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh (loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường hô hấp...), vi khuẩn E. Coli gây tiêu chảy, viêm đường ruột. Các kim loại nặng độc hại như chì, thủy ngân khi sử dụng lâu ngày và tích lũy trong cơ thể có khả năng gây nhiều bệnh nguy hiểm, ung thư.
Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng các thương hiệu nước đóng chai, đóng bình đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là nên sử dụng nước máy để lọc sau đó đun sôi lên để uống. Tránh sử dụng những sản phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc những sản phẩm nhìn bằng mắt thường đã thấy kém vệ sinh.
Hiện trường vụ cháy tại căn hộ trên tầng 35 thuộc toà nhà HH4C Linh Đàm có ít nhất 3 vỏ đèn dầu nằm lăn ... |
Trong file ghi âm buổi làm việc giữa Trưởng phòng giáo dục với Hiệu trưởng trường mầm non Châu Phong trước khi quyên sinh, đã ... |
Chàng trai trẻ từng được một chiến sĩ PCCC cứu sống khỏi đám cháy ở Núi Trúc, đã đề nghị được cõng vị ân nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3