Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ

Đời sống - Ý YÊN

Tôi gặp Tây khi anh đang bế con quanh quẩn xóm trọ. Trưa của một ngày cuối năm, dãy trọ công nhân xác xơ, im lìm. Những cánh cửa khoá kín, những bộ quần áo cũ kỹ đảo đưa trong gió, đống rác vun vội, chiếc điếu cày chỏng chơ… Bố con anh thẫn thờ như đang trông ngóng một điều gì xa xăm.

5 năm làm công nhân trong một công ty điện tử thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội nhưng cách đây 4 tháng, Tây xin nghỉ để “ở nhà trông con”. Anh tâm sự, từ ngày có “em Cún” (cách anh gọi con gái thứ hai), cuộc sống hai vợ chồng chật vật hơn.

Thì đã đành! Nhưng vấn đề trở nên phức tạp khi Cún đi nhà trẻ - hồi 8 tháng tuổi, tại một trường tư thục gần khu trọ. Một hôm, đón con về, Tây thấy môi con sưng tấy, chảy máu. Xem lại camera trong lớp, anh nhìn rõ “con bị vật ngửa cho ăn, khóc thét, thìa ép vào làm dập môi”. Đêm đó, và nhiều đêm sau nữa, Cún hoảng loạn gào khóc sợ hãi. Người giữ trẻ lên tiếng xin lỗi. Nơi đất khách quê người, vợ chồng anh không muốn làm quá, họ bàn nhau cho Cún ở nhà, một người nghỉ làm trông con.

Tây bảo năm vừa rồi “đen đủ đường”. Mấy tháng đầu năm dính dịch Covid-19, không làm gì được, may vợ chồng có khoản tiền hỗ trợ, lay lắt sống qua những ngày khó khăn. Cuối năm, công ty ít đơn hàng, vợ chồng anh đi làm 8 tiếng, không được tăng ca. Khi con gặp chuyện, Tây bảo vợ: “Được đầu nào thì được một đầu. Đầu kia coi như bỏ. Ai lương thấp hơn thì nghỉ trông con”.

Trung tuần tháng 9/2022, Tây nộp đơn nghỉ việc, vay mượn khắp nơi được hai chục triệu nhập găng tay, tất chân về bán online. Định bụng “chống cháy” mấy tháng mùa Đông nhưng năm nay Đông đến muộn, lại không có kinh nghiệm, vừa làm vừa phải dò dẫm cách làm nên… chẳng ăn thua.

“Người ta bán ngày 20 - 30 đơn, mình ba ngày 1 đơn”, Tây cười chua chát, nói thêm mỗi đơn lãi hai, ba chục nghìn.

Vợ anh vẫn đi công ty ngày 8 tiếng, lương cơ bản hơn 6 triệu/tháng, nuôi cả nhà. Trừ tiền nhà trọ, điện, nước mỗi tháng khoảng triệu rưỡi, trừ chi phí ăn uống, sinh hoạt, tháng nào còn dư mới dám gửi về cho ông bà nội ở Hương Sơn, Hà Tĩnh nuôi đứa con gái lớn đang học lớp 1. Có khi một triệu, có khi vài trăm nghìn, tháng nào không có, Tây xin khất ông bà tháng sau. Nhưng, mấy tháng nay thì anh chẳng dám hứa nữa.

Với Tây, niềm vui lớn nhất là “em Cún” đã bắt đầu tạm ổn, không còn giật mình nửa đêm. Hằng ngày, anh quanh quẩn với con trong phòng trọ độ chục mét vuông và khoảng sân vừa đủ dựng những chiếc xe máy của cả xóm. Bố con anh đùa vui với nhau dưới ánh sáng yếu ớt lọt qua những bộ quần áo phơi trước mái hiên fibro xi măng. “Cũng tội con. Tuổi này là tuổi chơi, tuổi phá nhưng không có chỗ cho nó chơi”, Tây ngậm ngùi.

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ
Bên trong một phòng trọ công nhân - Ảnh: Ý YÊN

Dạo quanh nhiều địa bàn gần các khu công nghiệp lớn, dễ thấy những xóm trọ công nhân chung một đặc điểm: tạm bợ, chật chội, ẩm thấp, chung nhà vệ sinh, thiếu tiện nghi sinh hoạt… Ưu điểm là giá rẻ.

Một người phụ nữ lần đầu tiên rời quê lên Hà Nội để trông cháu từng nói với tôi: “Lên đây mới biết chúng nó sống khổ quá, ngột ngạt quá!”. Cả ngày, bà bế đứa cháu ngoại ra ra vào vào, nơi duy nhất có ánh sáng tự nhiên và có chút niềm vui là ngoài cổng xóm trọ. Chiều ấy, trong căn phòng chật hẹp, tối om, lỉnh kỉnh đồ đạc và mùi thức ăn quyện lẫn mùi ẩm mốc, con rể của bà – một công nhân hơn 10 năm làm tại nhà máy lắp ráp xe máy, chia sẻ: “Em xác định không gắn bó lâu dài ở đây được. Đi thuê trọ thế này bí bách lắm, trẻ con nó khổ, không phát triển được. Em cố làm thời gian nữa rồi sau cũng phải tính đường về quê làm cái gì chứ chán cảnh này lắm rồi!".

Viện Công nhân và Công đoàn từng tiến hành khảo sát, cho biết 66% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ để ở. Nhiều công nhân và gia đình của họ phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt, dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan…

Hồi tháng 5/2022, để chuẩn bị cho Chương trình Thủ tướng gặp mặt, đối thoại với công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức khảo sát, nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên và công nhân lao động gửi đến người đứng đầu Chính phủ, tập trung vào 10 nhóm vấn đề lớn. Trong đó có vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hôm 8/1/2023, phát biểu tại chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” tổ chức tại Phú Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng thẳng thắn nói rằng điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân một số nơi chưa bảo đảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được giải quyết hiệu quả, nhiều khu công nghiệp chưa quy hoạch diện tích cho các công trình văn hóa, công trình phúc lợi xã hội, thiếu trường học, nhà trẻ, mẫu giáo…

Thủ tướng khẳng định thời gian tới, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, dành nguồn lực phù hợp để giải quyết các vấn đề căn bản nhằm cải thiện đời sống của anh chị em công nhân lao động. Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và khẩn trương có giải pháp cụ thể, thiết thực phát triển nhà ở cho công nhân.

“Mục tiêu là để công nhân, người lao động được thụ hưởng thực sự thành quả phát triển của đất nước; để mỗi dịp Tết đến, Xuân về là những giây phút đoàn tụ, sum vầy hạnh phúc của anh chị em công nhân lao động với gia đình thân yêu của mình”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Còn vài ngày nữa là kết thúc kỳ nghỉ Tết, công nhân lao động cùng gia đình của họ lại khăn gói rời quê. Những đứa trẻ trở lại với xóm trọ quen thuộc, có đứa tạm xa bố mẹ, ở quê với ông bà. Rất nhiều người không đi công ty nữa, họ ly hương rồi lại hồi hương bám đất bám đồng.

Câu chuyện “an cư lạc nghiệp” vẫn là nỗi trăn trở của công nhân xa quê. Họ dễ dàng quăng quật, sống tạm bợ đâu đó nhưng thật khó đành lòng nhìn tuổi thơ con trôi qua dưới góc sân chật hẹp.

Đó là một câu chuyện dài nhưng dẫu sao chúng ta vẫn kỳ vọng vào quyết tâm gửi gắm trong lời phát biểu mới đây của Thủ tướng!

Những phòng trọ “siêu nhỏ” Những phòng trọ “siêu nhỏ”

Với đồng lương eo hẹp trong bối cảnh bão giá hiện nay, nhiều người lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đã ...

Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ

Lương công nhân vừa đủ duy trì cuộc sống, nay lại giảm sút đáng kể khi thiếu việc, không còn tăng ca. Rất nhiều người ...

Tin vào mùa Xuân mới Tin vào mùa Xuân mới

Trên mọi miền đất nước, những ngày đầu tiên của mùa xuân đã bắt đầu. Đào mai chớm sắc, cây lá nảy lộc, vạn vật ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9 Video

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão Video

game doi thuong : Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

Đời sống -

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Người lao động -

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...