Công nhân xa quê chỉ biết thơm con qua màn hình điện thoại
Đời sống - 08/09/2022 15:30 NGỌC TIẾN
Nỗi niềm công nhân xa quê, xa con
Nhá nhem tối, trong căn phòng trọ chật hẹp, tiếng nói cười tíu tít của cô con gái phát ra từ chiếc điện thoại khiến gương mặt vợ chồng Sù như giãn ra. Nét mệt mỏi sau một ngày "quần quật" trong nhà máy giờ đây không còn, cả hai rạng rỡ ngồi bên tấm phản, chụm đầu hướng về màn hình chiếc smartphone hỏi con đủ thứ chuyện, nào là tối nay ông bà cho ăn gì, nào là bài vở năm học mới có khó không?,...
Chốc chốc, Pá - vợ Sù lại thơm con qua màn hình điện thoại. Tiếng "chụt, chụt" khiến đứa trẻ thích thú cười khanh khách rồi đáp lại bằng hành động tương tự.
Chị Giàng T. Pá - công nhân xa quê, đang hỏi thăm con qua điện thoại. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Thấm thoắt đã hơn 3 năm kể từ khi vợ chồng Pá khăn gói xuống Hà Nội "làm công ty". Ngày đó con gái họ mới 4 tuổi, lững chững theo ông tiễn bố mẹ ra đầu ngõ. Pá ngoái lại nhìn con, cố nén giọt nước mắt tủi thân. Vì cuộc mưu sinh, vợ chồng chị phải gửi con ở quê, nhờ ông bà chăm nom, mọi tương tác đều thông qua chiếc điện thoại.
Ngày nào cũng vậy, mỗi khi tan ca, hoặc sau bữa cơm tối, vợ chồng Pá - Sù lại trò chuyện với con qua video call. Giải pháp này phần nào giúp anh chị vơi đi nỗi nhớ, chỉ có điều, tiện ích công nghệ không thể giúp anh chị chạm được vào con.
“Có những hôm cũng bồn chồn lắm, làm việc không yên. Có khi làm ca đêm, buổi sáng tranh thủ gọi điện cho ông bà để gặp cháu mà chẳng thấy bắt máy, lại sốt ruột…”, Pá chia sẻ. Chị nói thêm, có những hôm ông bà đi làm nương, gửi cháu chơi nhà hàng xóm rồi bị ngã, xây xước chân tay, vợ chồng chị dù xót con nhưng cũng chỉ biết động viên, dặn dò.
Vợ chồng Sù - Pá động viên con qua điện thoại. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Tuổi thơ của cháu dần trôi qua trong sự thiếu vắng hơi ấm, sự chăm sóc từ bố mẹ. Sù chia sẻ, đôi lúc nhận thấy tính nết của con thay đổi thất thường, lúc nhanh nhảu vâng lời, lúc lại ngang bướng, khó chịu.
"Ông bà nói cháu thường hay cãi nhau với bè bạn trong xóm, hay học hành chểnh mảng nhưng chúng tôi cũng chỉ có thể khuyên nhủ mỗi tối qua điện thoại. Biết là thiệt thòi cho cháu vì không có bố mẹ ở cạnh bên nhưng vợ chồng tôi không còn lựa chọn nào khác", Sù bộc bạch.
Lựa chọn cực chẳng đã
Khi được hỏi, tại sao không thỉnh thoảng tranh thủ về thăm con, khuôn mặt vợ chồng Sù thoáng nét buồn. Im lặng một hồi, Sù chia sẻ: “Cảnh công nhân xa quê, động đến cái gì cũng phải chi tiền, tiền nhà, tiền nước, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí… Lương vợ chồng em không cao, phải chi li từng chút để gửi về nuôi con. Nhiều lúc cũng muốn về nhà thăm ông bà, thăm con ốm mà cũng khó vì chi phí đi lại đắt đỏ. Lượt đi, lượt về mất tiêu mấy ngày công lao động rồi, xin nghỉ thì tiếc! Đành gặp con, và thơm con qua điện thoại thôi…”
Thực ra, có vài lần Pá bàn với chồng đưa con xuống ở cùng nhưng suy đi tính lại, cả hai quyết định vẫn gửi con cho ông bà. Bởi lẽ, môi trường "dưới xuôi" lạ lẫm, chi phí học hành đắt đỏ, vợ chồng lại đi làm cả ngày không có ai chăm sóc con.
Anh Sùng A Sang (30 tuổi, quê huyện Văn Chấn, Yên Bái), công nhân Khu công nghiệp Phú Minh (Hà Nội) cũng gặp khó khăn tương tự. Sang thú thực không có đủ điều kiện để đưa con xuống Hà Nội ở cùng.
Dẫu đôi khi chạnh lòng vì phải xa con, Sang cũng tự an ủi bản thân rằng trong xóm trọ của mình và ngoài kia nữa, còn rất nhiều gia đình khác cũng chung hoàn cảnh.
“Mỗi khi nhớ con, thương con, mình phải cố gắng nén cảm xúc lại. Mình cố làm lụng để gửi tiền về lo cho các con thôi", Sang chia sẻ.
Anh Sang đang hỏi thăm con ở quê nhà, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Ly hương nhưng không thể đem con cái đi cùng, đó là thực trạng của rất nhiều cặp vợ chồng công nhân hiện nay ở các khu công nghiệp. Theo thống kê năm 2020 của Viện Công nhân và Công đoàn, cho thấy có đến 17,4% người lao động đang có con dưới 18 tuổi hiện tại đang không ở cùng bố mẹ. Hơn 58,9% người lao động được khảo sát cho biết tiền lương không đủ để đảm bảo đầy đủ chi phí học hành cho con cái. Tỷ lệ có cùng câu trả lời cao hơn ở nhóm người lao động có trên 2 con (67,4%).
Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là thu nhập không đủ để đảm bảo cuộc sống cho con cái, không đủ tiền gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc. Để khôi phục thị trường lao động, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp hỗ trợ tiền thuê nhà trọ. Đồng thời tạo cơ chế để các cấp Công đoàn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thiết chế dành cho công nhân lao động, trong đó có vấn đề xây dựng nhà ở, nhà trẻ... cho công nhân và con em của họ.
Công ty Megacon đã thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với nữ trưởng phòng Sau hơn 1 tháng xảy ra tranh chấp lao động, ngày 31/8/2022, Giám đốc Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (Công ty Megacon) ... |
Những bất thường từ Công ty Tân Tạo Hôm qua nhiều tờ báo đồng loạt đăng tải thông tin rất đáng chú ý: Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế TP. HCM ... |
Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục nghìn suất quà trung thu cho CNLĐ Đồng chí Phạm Văn Được - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, dịp Tết Trung thu năm nay, hàng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
- Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
- Tổ trưởng Công đoàn nhiệt huyết với công việc và hòa đồng với đồng nghiệp
- Nguồn cung nội đô khan hiếm, dự án duy nhất đang triển khai ở Tây Nam Linh Đàm gây chú ý
- Cơ hội cuối cùng để sở hữu xe Toyota với ưu đãi 100% lệ phí trước bạ