Công nhân mong từng ngày hết cách ly để “nồi cơm không vơi nữa”
Người lao động - 20/04/2020 18:40 Văn Giang
Người lao động mong mỏi dịch bệnh được kiểm soát, hết thời gian cách ly xã hội để sớm được đi làm. Ảnh: V.G. |
Quang năm nay 25 tuổi, đang làm tài xế cho một hãng xe ôm công nghệ, trọ tại Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội). Ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm tỉnh dậy, việc đầu tiên anh cần làm là xé trước đi tờ lịch để sang luôn ngày hôm sau. Công việc xong xuôi, anh lau chiếc xe dream của mình một lượt, đến đêm trước khi đi ngủ, anh lại lau thêm lượt nữa. Một tháng qua, hành động ấy cứ lặp đi lặp lại đều đặn như thế, khiến chiếc xe trước kia vốn lấm lem, bụi bẩn thì nay trở nên mới hơn. Từ khi “bị cấm ra đường”, quanh quẩn trong mấy m2, Quang bỗng lầm lì, ít nói, thi thoảng lại cáu gắt với vợ con.
Cùng với cả nước, Hà Nội chính thức bước vào cách ly từ 01/4, những ngày đầu, anh vẫn liều ra đường để “được đồng nào hay đồng ấy”, nhưng rồi cũng bị phạt bởi đi với “hành vi không thật sự cần thiết”. Tối 14 giữa tháng, cả đêm Quang không ngủ được vì nghĩ chỉ còn cách một hôm là kết thúc Chỉ thị 16. Nhưng rồi, toàn thành phố vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, công cuộc cách ly lại kéo dài tối thiểu thêm một tuần nữa. Anh đi ra, đi vào trong phòng, thấy sốt ruột khi thời gian trôi tưởng như quá chậm. Hai vợ chồng quê dưới Thái Bình, lên lao động tự do cũng đã được 3 năm. Chồng xe ôm, vợ nhập rau quả tại chợ đầu mối để đi bán rong.
Chia sẻ với PV Cuocsongantoan.vn, Quang cho biết: May mắn là đã hơn tháng nay, cả gia đình vẫn cơm ăn hai bữa nhờ mớ rau của vợ. Mỗi ngày chị dậy sớm, đạp xe ra chợ Ngã Tư Sở lấy hàng, rong ruổi mấy tuyến phố cũng dư ra vài chục nghìn. Ngoại trừ tiền trọ là khoản lớn còn lại chi tiêu tiết kiệm nên cũng cầm cự được, nhưng từ hôm biết thông tin trên mạng có chị hàng rong ở Quảng Ninh bị cơ quan chức năng phường xử lý, chị tạm thời nghỉ không dám bán nữa.
May mắn vẫn duy trì công việc trong “thời gian cấm vận”, chị Bình (Phù Lỗ, Sóc Sơn) làm công nhân tại Công ty in và bao bì cũng cùng ước muốn mong ngóng ngày hết cách ly xã hội. Chồng chị làm nhôm kính ở nhà, từ đầu mùa dịch đến nay “chẳng kiếm ra tiền” do phải đóng cửa không hoạt động. Chi phí cả gia đình đều trông vào đồng lương ít ỏi của vợ.
Chị Bình chia sẻ: Vì làm công nhân tại bộ phận thành phẩm nhà máy, lương chủ yếu được tính theo đơn hàng nên thu nhập thực tế phụ thuộc vào hợp đồng công ty ký được. Chị chưa mất việc nhưng đã bị đã cắt giảm ngày công, thay vì làm đều như trước thì nay, hàng tuần chỉ phải làm có 3 ngày chẵn hoặc lẻ luân phiên. Tháng vừa rồi thu nhập không đủ chăm hai đứa con nhỏ. “Chồng coi như thất nghiệp, trong khi chi phí tiền sữa cho các cháu lại tăng, bố mẹ ăn uống xuề xoà thế nào xong cũng được, nhưng bọn trẻ vẫn phải đảm bảo những thứ tối thiểu”.
Không những vậy, cách ly xã hội còn khiến chị “mệt từ sáng đến khuya với con cái”, bởi trường mầm non đóng cửa, nhà có 2 đứa nhỏ không thể gửi trẻ như mọi khi. Chị trông con vất vả hơn và chồng chỉ giúp được phần nào vì bọn trẻ cứ bám mẹ không rời. Đi làm về đã mệt, chị phải cho con ăn, tắm giặt, ru ngủ mãi đến nửa đêm mới kết thúc một ngày, “người lúc nào cũng mệt nhoài, chẳng có thời gian nghỉ ngơi, chỉ mong Chính phủ kiểm soát và công bố hết cách ly càng sớm để hai vợ chồng có thể quay lại công việc, đời sống như cũ”.
Cùng chia sẻ, bạn Thu Phương (Vũ Tông Phan, Thanh Xuân ) là nhân viên của một đại lý chuyên phân phối thực phẩm, đồ gia dụng cho các nhà cung cấp lẻ tại Hà Đông, Hà Nội, dù chưa phải nghỉ việc trong những ngày cách ly nhưng lúc nào cũng luôn trong trạng thái lo lắng vì đi làm khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Cuộc sống cũng trở nên khó khăn, chồng mới chuyển công việc đúng vào thời điểm dịch bùng phát, Phương chỉ mong sao hết ngày 22/4, mọi thứ trở lại bình thường để yên tâm hơn.
Thu Phương cho biết: Đọc những bài báo trên Cuocsongantoan.vn rất thương cho những số phận khốn khổ, phải chạy ăn từng bữa vì dịch bệnh. Bản thân nhận thấy mình vẫn còn rất may mắn khi chưa đến mức túng thiếu quá nhưng nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thêm, cách ly xã hội vẫn còn tiếp diễn thì công việc ảnh hưởng trầm trọng, kinh tế eo hẹp hơn.
“Nồi cơm ngày càng vơi đi” là tình trạng chung của hầu hết những người lao động, công nhân hiện tại. Cuộc sống vốn dĩ đã vất vả, phải lo toan đủ đường nên cách ly xã hội kéo dài lại càng khiến bao gia đình, hoàn cảnh trở lên khó khăn. Mong muốn của những người công nhân, lao động lúc này là tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, họ sớm trở lại với cuộc sống thường nhật.
Mấy hôm nay Hà Nội đã nắng ấm, đường phố cũng bắt đầu nhộn nhịp dần. Những bệnh nhân khỏi bệnh, hết cách ly tập trung ngày càng đông trong khi đã bước sang ngày thứ 4 liên tiếp chưa ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Đó là tín hiệu vui, người lao động đang hy vọng về một sớm bình minh bận rộn cận kề.
Tính đến 7h sáng ngày 20/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu người nhiễm virus ... |
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không có đơn hàng để ... |
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9/4/2020, nhóm lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải tạm hoãn thực hiện ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia