Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH
Đời sống - 07/11/2023 06:57 QUỐC THẮNG
Covid-19, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): không phải là nguyên nhân cơ bản
Trong giai đoạn 2016-2023, tỷ lệ người rút BHXH một lần tăng dần. Nhưng, nếu cắt ra giai đoạn trước đại dịch, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề. Năm 2016 có số người rút BHXH một lần là 5.001 người, năm 2017 là 5.601, năm 2018 là 6.665 và năm 2019 là 707.1 người.
Số người rút tăng trong 4 năm này, khi chưa diễn ra tình trạng thất nghiệp nhiều, đứt chuỗi cung ứng do khủng hoảng kinh tế thế giới, hay Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cho thấy việc NLĐ rút BHXH một lần tăng không phải có nguyên nhân cơ bản, lâu dài từ đại dịch Covid-19 hay Dự thảo Luật với hai phương án rút BHXH một lần.
Đại dịch Covid-19 và Dự thảo Luật chỉ là nguyên nhân trực tiếp, tức thời trong một giai đoạn nhất định. Nguyên nhân này không nói lên được những hạn chế của hệ thống bảo hiểm. Chính việc NLĐ rút BHXH một lần trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bình thường là tình huống để đi tìm nguyên nhân sâu xa. Từ đó, hệ thống bảo hiểm mới có thể có những giải pháp để đổi mới cách vận hành của mình.
NLĐ xếp hàng rút BHXH một lần tại BHXH TP Thủ Đức. Ảnh: cafebiz.vn |
Trên tinh thần đó, ba lý do cơ bản, có tính lâu dài khiến nhiều người rút BHXH một lần vẫn là: vì không chờ được tới ngày lĩnh lương hưu, thời gian đóng BHXH quá dài và những hạn chế của chính sách thất nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Hương, hiện là công nhân Công ty TNHH Saigon STEC (Bình Dương) đã tham gia BHXH được 24 năm, nay đã 50 tuổi. Nếu theo quy định để hưởng lương hưu, anh phải tiếp tục làm việc và đóng BHXH thêm 12 năm nữa. Anh cho biết: “Vì là lao động lớn tuổi nên tôi thuộc dạng tinh giản hoặc chuyển vào vị trí khác như bảo vệ, thủ kho,… Nếu không làm việc ở đây, tôi sẽ tiếp tục tìm việc, tham gia BHXH để được nhận lương hưu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu mức tối thiểu (45%) là quá dài, hiện là 20 năm. Cho nên, nếu có những khó khăn trong cuộc sống trong giai đoạn chờ lương hưu còn lại, tôi sẽ nghĩ đến việc rút BHXH một lần để trang trải”.
Việc Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) rút ngắn thời gian đóng tối thiểu sẽ là giải pháp để tăng số người tham gia vào hệ thống, đặc biệt là thu hút những lao động trong khu vực phi chính thức ở độ tuổi trung niên.
Theo đó, việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu cũng cần xem xét theo hướng phù hợp với các ngành nghề đặc thù. Chẳng hạn, đối với ngành Giáo dục, Y tế… thì khác với ngành Chế biết thủy sản, Xây dựng, Du lịch, Công nghiệp, Vận chuyển, Dịch vụ hay các ngành nặng nhọc, độc hại.
Giải pháp này cũng sẽ xóa đi được khoảng trống trước tuổi hưu. Tức, tăng khả năng tiếp cận lương hưu của lao động, đặc biệt đối với nhóm “chưa đến tuổi hưu đã hết tuổi nghề”. Đối với nhóm lao động trên 50 tuổi này, hệ thống an sinh cần đặc biệt quan tâm. Số liệu báo cáo điều tra lao động, việc làm của Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này tăng gấp đôi vào năm 2021 (từ 0,99 lên 1,86%). Đặc biệt, điều đáng lo ngại là tỷ lệ thiếu việc làm của nhóm này cũng tăng sớm hơn, từ 0,81% (2019) lên 1,36% (2020).
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa thực sự toàn diện và rõ nét
Chế độ hỗ trợ học nghề có vai trò chủ đạo trong chính sách BHTN. Hiện nay, giữa tỷ lệ người thất nghiệp, người được giới thiệu việc làm và người được hỗ trợ học nghề có một khoảng cách rất lớn. Ngoài một số lượng nhỏ được hỗ trợ, số lớn còn lại đang tự tìm kiếm phương án cho cá nhân mình, trong tình huống đáng lẽ chính sách bảo hiểm tận dụng cơ hội để thể hiện vai trò của hệ thống đối với NLĐ.
Nếu so sánh về con số về mặt lịch đại, số người hưởng chính sách BHTN, đơn cử như việc hỗ trợ học nghề có tăng (năm 2015 có hơn 24.000 người được hỗ trợ học nghề, thì đến cuối năm 2020, tổng số người được hỗ trợ học nghề là hơn 251.000 người), nhưng nếu xem từ lát cắt đồng đại thì tỷ lệ lao động được hỗ trợ học nghề chỉ chiếm khoảng 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp đặt ra vấn đề tầm bao quát của chính sách.
Sau dịch Covid-19, Đặng Văn M., nhân viên khách sạn tại TP.HCM thất nghiệp, đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM để nộp hồ sơ hưởng BHTN. Được biết, có một số nghề được hỗ trợ học miễn phí, nhưng anh M. không tìm thấy nghề phù hợp với mình, nên quyết định chọn phương án hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp, không học nghề.
Trả lời phóng viên, M. cho hay, “Danh mục nghề ít, chủ yếu là pha chế, nghiệp vụ bếp, chế biến món ăn, cắt may, đầu bếp… Một số ngành nghề khác lại quá chuyên biệt như làm bánh, xoa bóp bấm huyệt, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp nên tôi đã tìm nghề mới theo hướng vừa làm vừa học ở một cơ sở cắt tóc và đến một trung tâm để học nghề cắt tóc”. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cũng cho rằng, vấn đề hỗ trợ học nghề hiện nay cần giải quyết là danh mục đào tạo nghề chưa phong phú, lạc hậu nên NLĐ ít cơ hội lựa chọn.
Một vấn đề khác cần phải hoàn thiện là làm sao để khung khổ pháp lý trở thành nền tảng cho vận hành về chính sách an sinh. Hiện nay, các quy định về BHTN được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng thuộc diện tham gia BHTN mà không có sự bảo vệ cho các đối tượng yếu thế hơn như người hết tuổi lao động, lao động nữ, lao động khuyết tật. Ta biết rằng, so với những người lao động có sức khỏe bình thường, những đối tượng này sẽ khó tiếp cận các cơ hội việc làm mới, gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình tiếp cận đào tạo nghề mới.
Khi số người rút BHXH một lần tăng và sau đó ở trong tình trạng việc làm bấp bênh thì áp lực lên ngân sách Nhà nước cao. Đây là một bài toán liên quan chính sách vĩ mô về phân bổ kinh phí. Nếu không đầu tư chính sách thất nghiệp tốt, tình trạng NLĐ rút BHXH để giải quyết khó khăn trước mắt sẽ tăng, kể cả khi không có những tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế và sức khỏe nói chung. Khi đó, số lượng người già không có lương hưu gây áp lực lớn lên ngân sách Nhà nước trong chi trợ cấp. Khoảng 9,2 triệu người chưa được hưởng bất kỳ một tầng an sinh nào nói lên tình trạng này.
Một số hướng tháo gỡ
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tỷ lệ tham gia BHTN trong lực lượng lao động của Việt Nam là khá thấp (3.18% vào năm 2022). Theo nghiên cứu của Yasuhiro Kamimura, tỷ lệ tham gia BHTN ở Nhật Bản đạt 56,1% vào năm 2008, Đài Loan đạt 49,9% vào năm 2008, Thái Lan đạt 24,4% vào năm 2008 và Trung Quốc đạt 47% - 54,4% vào năm 2007 (Yasuhiro Kamimura (2010), “Employment Structure and Unemployment Insurance in East Asia: Establishing Social Protection for Inclusive and Sustainable Growth”, tr. 4).
Mặc dù, chúng ta gần đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (nhiệm vụ và giải pháp về BHXH) giao là mức 35% tỷ lệ tham gia BHTN nhưng chưa toàn diện. Thống kê tỷ lệ trên 31.8% trên còn chung chung, chưa nói rõ khoảng cách giữa các tỷ lệ người thất nghiệp với tỷ lệ người được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm; người hưởng BHTN chủ yếu nhận trợ cấp tiền.
Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 nêu rõ chế độ BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ BHTN. Điều 42 của Luật này cũng nêu rõ 4 chế độ BHTN bao gồm: (i) Trợ cấp thất nghiệp; (ii) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; (iii) Hỗ trợ Học nghề; (iv) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.
Trước mắt, cần phân tích cụ thể các con số của tình trạng BHTN để đưa ra giải pháp cụ thể, toàn diện, có tính thực tế cho các chế độ BHTN theo Luật. Sau nữa, cần triển khai BHTN tự nguyện, truyền thông rõ nét giữa việc có và không tham gia BHTN (nhận trợ cấp) trong xã hội.
Chính sách này đi cùng với việc khuyến khích lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH. Khi thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm yêu cầu NLĐ acó một chương trình phát triển cá nhân trong một thời gian nhất định.
Luật cần bổ sung quy định người tự bỏ việc hoặc bị sa thải vì phạm kỷ luật để có chế độ thích hợp. Việc đề ra hưởng chế độ BHTN cao mà không đi sát các tình huống cụ thể sẽ làm giảm ý chí muốn tìm việc làm của NLĐ. Chính vì thế, khi bổ sung điều luật hay cụ thể hóa chủ trương cần lưu ý đến yếu tố này. Khi chính sách thất nghiệp đạt được mức tối ưu, sẽ là nền tảng cho các chính sách về lương hưu linh hoạt.
Thực hiện đồng loạt một số giải pháp để thu hút khu vực lao động phi chính thức tham gia BHXH cũng như giữ chân NLĐ đang ở trong hệ thống, đặc biệt là chính sách thất nghiệp, nghỉ việc tốt thì mục tiêu 60% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH vào năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết 28 mới không trở thành thách thức lớn.
Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai, chính sách BHTN hiện nay của chúng ta có những hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, cần phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng khác nhau như người hết tuổi lao động, lao động nữ, lao động khuyết tật. Mặt khác, Luật BHXH bất cập khi quy định người đã làm việc 1 năm hay 3 năm đều có chế độ hưởng BHTN 3 tháng như nhau. Đây là điều cần nghiên cứu chỉnh sửa để bảo đảm tính công bằng cho NLĐ. |
11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Dưới đây là 11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). |
Loạt doanh nghiệp muốn giảm mức đóng BHXH về như năm 2009 Các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Việt Nam hiện rất cao đồng thời kiến nghị ... |
Giải pháp để giảm tình trạng NLĐ nghỉ việc chờ rút BHXH một lần Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ quan điểm và những đóng góp xoay quanh chủ đề "nóng" – công nhân lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu