Cần sớm có thay đổi để tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu
Nghiên cứu - 20/03/2022 14:15 NGUYỄN ĐĂNG BẢO - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính công đoàn cho cán bộ công đoàn cơ sở do Liên đoàn Lao động quận Lê Chân (TP. Hải Phòng) tổ chức. Ảnh: LĐLĐ quận Lê Chân. |
TCCĐ là vấn đề lớn, quan trọng trong tiến trình đổi mới hoạt động công đoàn. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) trong tình hình mới” đã xác định giải pháp TCCĐ đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐVN; khẳng định duy trì nguồn lực hiện có về thu kinh phí công đoàn (KPCĐ) và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để CĐVN thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Và “Đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với thể chế chính trị đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế”.
Dùng khái niệm KPCĐ hay Quỹ ổn định quan hệ lao động (QHLĐ)?
Nghị quyết số 02-NQ/TW của Đảng định hướng duy trì nguồn lực TCCĐ hiện có, tức là KPCĐ 2% vẫn thực hiện khi sửa đổi Luật Công đoàn, tạo nguồn lực tài chính ổn định để tổ chức CĐVN thực hiện tốt chức năng theo quy định của Hiến pháp và Luật CĐVN. Thực tế, nguồn lực này để lại CĐCS đến 75% để thực hiện công tác đại diện, chăm lo và ổn định QHLĐ tại cơ sở; 25% còn lại được điều tiết từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nguồn hình thành và mục đích chi không vi phạm qui định tại Khoản 2, Điều 2, Công ước 98 của ILO mà Việt Nam đã tham gia: “Những hành vi được coi là can thiệp vào nội bộ theo định nghĩa của Điều này, trước hết là những hành vi nhằm dẫn tới việc tạo ra những tổ chức của NLĐ được sự chế ngự của một người sử dụng lao động hay một tổ chức của NLĐ bằng tài chính hay bằng những cách khác, với ý đồ đặt tổ chức đó dưới sự điều tiết của những người sử dụng lao động”. Vì vậy, nên chăng, để phù hợp và nguồn kinh phí 2% công đoàn nên đặt tên là “Quỹ ổn định QHLĐ”.
Tạo nguồn hỗ trợ phụ cấp cán bộ CĐCS từ công đoàn cấp trên
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn bổ sung số 36/HD-TLĐ ngày 25/10/2021 về xây dựng Dự toán TCCĐ năm 2022; theo đó vấn đề CĐCS là chi lương, phụ cấp cho cán bộ CĐCS chỉ được dùng từ nguồn đoàn phí do đoàn viên đóng góp với mức được chi tối đa 45% nguồn thu đoàn phí CĐCS được sử dụng. Theo tôi, qui định này chưa thật đồng bộ với Quyết định số 3226/QĐTLĐ ngày 20/9/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về phụ cấp cho cán bộ công đoàn (CBCĐ). Chúng ta đều biết CĐCS là nền tảng của tổ chức Công đoàn, CBCĐ cơ sở, nhất là Chủ tịch CĐCS phải chịu áp lực trong thực hiện chức năng đại diện cho đoàn viên, NLĐ. Để bù đắp lại sự cống hiến về thời gian, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh đấu tranh cho CBCĐ chỉ có một ít phụ cấp nhưng với nguồn đoàn phí được để lại thì không đủ để thực hiện theo qui định. Vì vậy, cần nghiên cứu có nguồn tài chính hỗ trợ cho cán bộ CĐCS từ công đoàn cấp trên.
Cần nghiên cứu có nguồn tài chính hỗ trợ cho cán bộ CĐCS từ công đoàn cấp trên. Trong ảnh: Các cán bộ công đoàn Công ty TNHH Minh Dũng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cùng trao đổi công việc. Ảnh: Kim Ly. |
Vấn đề sửa đổi qui định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp TCCĐ
Đây là một chủ trương lớn của Đoàn Chủ tịch, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đến các qui định của Đảng và Nhà nước, Điều lệ CĐVN đang được BCH Tổng Liên đoàn xem xét thông qua. Là vấn đề hệ trọng liên quan đến thể chế, công tác quản lý, TCCĐ, tạo động lực khai thác nguồn thu, tính chủ động trong hoạt động của từng cấp công đoàn. Tôi xin có mấy đề xuất sau:
- Nên nghiên cứu chế độ kế toán cấp CĐCS theo hướng tài chính tích luỹ của CĐCS không tập hợp chung vào tài chính tích luỹ của hệ thống công đoàn. Vì thực tế công đoàn cấp trên không điều tiết số dư tài chính của cơ sở và cơ sở được chủ động hoàn toàn, nên khi quyết toán tổng hợp số dư tài chính của cấp CĐCS rất lớn nhưng Tổng LĐLĐ Việt Nam không điều tiết được (phần này số dư ảo).
- Cần đề xuất Ban Tổ chức Trung ương về chế độ tiền lương cán bộ chuyên trách công đoàn phù hợp với tình hình đổi mới của CĐVN theo hướng gắn tiền lương CBCĐ với qui mô đoàn viên, số lượng CĐCS, tình hình QHLĐ… khắc phục tình trạng “công chức công đoàn”. Đây là vấn đề khó nhưng không khắc phục thì hoạt động công đoàn khó thích ứng được trước tình hình mới.
- Vấn đề sửa đổi công tác TCCĐ trong tình hình mới còn phụ thuộc việc sửa đổi, ban hành luật pháp liên quan đến lao động và công đoàn theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nhưng tổ chức Công đoàn cần chủ động và nghiên cứu đồng bộ để tạo nguồn lực đủ mạnh về tài chính cho CĐVN trong tình hình mới.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Yêu nước trong lúc này là lao động sáng tạo” Toạ đàm Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19” được tổ chức tại ... |
Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và nguồn nhân lực trong đại dịch Đề án “Đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh ... |
Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn
- Suzuki XL7 Hybrid cách tân để chinh phục gia đình Việt
- Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi
- Chủ tịch Công đoàn tận tâm của Trường THCS Đồng Khởi