Biên chế công đoàn hiện chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác
Hoạt động Công đoàn - 06/06/2024 20:17 MINH KHÔI
Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Trong đó có việc tăng quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn theo các quy định hiện nay của Đảng và các quy định pháp luật đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp.
Cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp công đoàn.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hà Quân |
Việc phân bổ biên chế do cấp ủy địa phương quyết định trong khi đảm bảo nguồn tài chính lại do công đoàn cấp trên, dẫn tới thiếu đồng bộ trong việc phân bổ nhân lực và nguồn lực đảm bảo; không điều tiết được từ nơi thừa sang nơi thiếu trong phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi của tỉnh, thành phố.
“Biên chế ít, lại thêm việc phân công về các tỉnh, thành ủy theo nguyên tắc số lượng đảng viên và dân số - tức là nơi nào đông dân, đông đảng viên thì nơi đó sẽ có nhiều biên chế. Nhưng nơi đông dân không có nghĩa là nơi ấy đông công nhân. Dẫn đến việc nơi có rất nhiều công nhân nhưng biên chế lại ít”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu thực trạng.
“Lần này Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất khi phân bổ biên chế về thì tham khảo, thống nhất ý kiến với Tổng Liên đoàn, thậm chí chúng tôi mới là người đánh giá địa bàn nào cần thêm biên chế công đoàn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Trong bối cảnh xuất hiện cạnh tranh công đoàn, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, người lao động, đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn đặc thù và ngày càng nặng nề, nhưng biên chế công đoàn lại rất thấp so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Theo báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, tính đến 31/3/2024, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho 04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tính cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 62.141 biên chế, trong đó: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 16.116 biên chế; Hội Nông dân: 14.436 biên chế; Hội Liên Hiệp Phụ nữ: 15.509 biên chế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 16.080 biên chế. Trong khi đó, tổng số biên chế công đoàn địa phương được các tỉnh ủy, thành ủy giao năm 2024 là 5.119 biên chế.
Cán bộ công đoàn cơ sở đa số hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự chi phối từ chủ doanh nghiệp do họ là người lao động, nhận lương từ doanh nghiệp. Đây là thực tế khó khăn của cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là ở những doanh nghiệp có đông công nhân lao động.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết: “Tại công đoàn cơ sở hiện nay đang vì không có cán bộ công đoàn chuyên trách nên chúng ta phải chấp nhận ông chủ doanh nghiệp tự tuyển người về làm cán bộ công đoàn. Ông ấy tuyển về, lại còn trả lương, cho nên để anh em nói tiếng nói độc lập, mạnh mẽ, quyết liệt quả là khó”.
Do vậy, Tổng Liên đoàn đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên, cần bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn trả lương. Đối tượng này nên là hợp đồng lao động để thuận lợi xử lý các vấn đề về cán bộ và trả lương, phù hợp với mặt bằng tiền lương trong doanh nghiệp.
Việc cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân do công đoàn quản lý, trả lương đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Tổng LĐLĐ Việt Nam kỳ vọng việc sửa đổi, bổ sung quy định giao quyền cho Tổng Liên đoàn chủ động đề xuất số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống tạo ra sự đồng bộ về biên chế trong hệ thống công đoàn.
Phân bổ biên chế đi đôi với việc cân đối nguồn tài chính đảm bảo chi hành chính và chi cho hoạt động phong trào của các cấp công đoàn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn. Đồng thời nâng cao trách nhiệm trong quản lý biên chế; quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn.
Ngoài ra, việc trao quyền chủ động cho Tổng Liên đoàn quyết định số lượng cán bộ công đoàn là lao động hợp đồng trong cơ quan chuyên trách và công đoàn cơ sở nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong bố trí cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển đoàn viên trong từng thời điểm, giai đoạn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Vấn đề biên chế công đoàn từng nhận được ý kiến thảo luận. Trong Hội thảo về phát triển đội ngũ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn mới đây, đồng chí Đặng Ngọc Tùng – nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị số lượng biên chế cho công đoàn không nên phụ thuộc vào số dân của tỉnh, thành, ngành mà phải phụ thuộc số lượng đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng cho rằng cách giao biên chế cho tổ chức Công đoàn hiện chưa phù hợp với sự phát triển của tổ chức, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các cấp công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Video: Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trả lời phỏng vấn Tạp chí Lao động và Công đoàn trong chương trình "3 phút cùng đại hội".
Theo Nghị quyết số 793/NQ-UBTVQH15 ngày 07/6/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Hiện nay, dự án Luật Công đoàn đã được trình Quốc hội để xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 06 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều), bỏ 01 điều so với Luật Công đoàn 2012; với một số vấn đề cơ bản sau: - Đề xuất tăng quyền chủ động của tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ. - Kế thừa và giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành. - Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn Việt Nam. - Bảo đảm thời gian hoạt động công đoàn cho cán bộ công đoàn không chuyên trách. - Về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. |
Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: "Không được làm theo phong trào" Xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân, công đoàn luôn được Đảng ta quan tâm song hiện nay kết quả chưa ... |
Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói ... |
Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 06:55
Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Hoạt động Công đoàn - 31/08/2024 19:38
Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ
Chị Phan Thị Lan (SN 1989), Công đoàn viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là người nhiệt huyết với công việc, không may bị bệnh hiểm nghèo. Chính vòng tay Công đoàn đã giúp chị vượt qua tất cả, tìm lại được giá trị cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 31/08/2024 17:43
Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa
Phong trào thi đua liên kết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã khép lại, nhưng dư âm, khí thế hào hùng và nhiệt huyết từ phong trào thi đua này sẽ tiếp tục lan tỏa.
- TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
- Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
- Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
- Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
- Ấm áp những "Bữa cơm Công đoàn" chia sẻ yêu thương ở An Giang