Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 23/08/2024 12:02 Gia Hưng
Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn |
Ngày 22.8, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Hội nghị được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia, trước khi hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra trong thời gian tới.
Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật , Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), cùng với lấy ý kiến đóng góp của các cấp công đoàn, bộ, ngành, cán bộ công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia am hiểu về pháp luật công đoàn.
Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật (đứng) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T. Thảo |
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang có nhiều biến động. Việc điều chỉnh và bổ sung các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Theo đồng chí Lê Đình Quảng, sửa đổi Luật Công đoàn lần này không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế của Luật hiện hành mà còn nhằm xây dựng một hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ người lao động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Đình Quảng đã trình bày chi tiết về một số điều khoản trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) còn có ý kiến khác nhau, đồng thời nhấn mạnh các điểm cần xem xét kỹ lưỡng để luật mới phản ánh đúng thực tiễn và nhu cầu của công đoàn các cấp.
LĐLĐ huyện Tân Yên (Bắc Giang) tham gia đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật tại một số doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Đ.L |
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) bao gồm 6 chương và 36 điều, trong đó có sự sửa đổi, bổ sung 28 điều, giữ nguyên 5 điều, thêm mới 4 điều và bỏ 1 điều so với Luật Công đoàn năm 2012.
Nội dung của dự thảo tập trung vào các quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của công đoàn; quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đối với công đoàn; bảo đảm hoạt động của công đoàn; cũng như quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
Các đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; đại diện các Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực lao động và công đoàn.
Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Nổi bật là các đề xuất về việc tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam và việc cần quy định cụ thể hơn về gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất bổ sung quy định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn và điều kiện đảm bảo hoạt động của Công đoàn.
Kết thúc hội nghị, thay mặt Ban tổ chức, đồng chí Lê Đình Quảng, nhấn mạnh Hội nghị đã góp phần quan trọng trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn; đồng thời bày tỏ sự trân trọng trước những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, khẳng định rằng, những ý kiến này sẽ được Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiêm túc tiếp thu và xem xét trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Trước đó, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Luật Công đoàn (sửa đổi) phải được xây dựng phù hợp với Hiến pháp 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành. Việc sửa đổi Luật Công đoàn phải đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam. Ngoài ra, kế thừa và giữ nguyên những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả; tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, tài chính công đoàn phù hợp với thể chế chính trị và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta. Việc sửa đổi Luật Công đoàn cũng cần tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; bảo đảm các quy định của Luật Công đoàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước phù hợp, tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. |
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan ... |
Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật 35 ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được gửi đến Hội nghị tiếp xúc cử tri với cán bộ Công đoàn, công nhân lao ... |
TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/08/2024 13:45
“Bữa cơm Công đoàn” ấm tình người lao động tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
Ngày 21/8/2024, Công đoàn cùng chuyên môn Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho toàn thể CBCNV, NLĐ trong Công ty nhân dịp chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).