Bác sỹ Trần Ngọc Pháp: Hết lòng vì người bệnh
Đời sống - 26/07/2019 10:48 Lê Kung Diễm
Bác sĩ Trần Ngọc Pháp |
Năm 1997, sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính độc lập, bác sĩ Trần Ngọc Pháp, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống lao Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) cùng 8 cán bộ vào Tam Kỳ để xây dựng và điều hành Trạm chống Lao tỉnh Quảng Nam … Khó khăn, vất vả chực chờ…
Cuối tháng 2/2003, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Quảng Nam (tên gọi khác là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam) thành lập theo Quyết định 17/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam. Đây là kết quả đạt được sau 10 năm đi vào hoạt động với tên gọi Trạm chống Lao tỉnh Quảng Nam - một đơn vị thiếu thốn về nhân lực, nhất là cán bộ y tế có trình độ bác sĩ, nghèo nàn về trang thiết bị, khó khăn về kinh tế…, chưa hết, còn hoạt động trên địa bàn rộng, nhiều huyện miền núi, đời sống nhân dân quá khó khăn… Trong bối cảnh này, để tồn tại và phát triển, bác sĩ Pháp cùng tập thể, y bác sĩ bệnh viện nỗ lực đoàn kết, vượt qua khó khăn, vừa triển khai chương trình chống lao quốc gia vừa khám chữa bệnh tại bệnh viện đồng thời liên kết tuyến dưới, phát triển mạng lưới phòng chống lao và bệnh phổi. Năm 2004, ông đảm nhận chức vụ Giám đốc Bệnh viện.
Với trách nhiệm của người đứng đầu, bác sĩ Trần Ngọc Pháp vạch chiến lược phát triển chuyên môn phù hợp, kết hợp đào tạo bác sĩ liên thông, nâng dần chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị. Cơ sở vật chất kỹ thuật được Bộ Y tế, UBND tỉnh, Chương trình chống lao quốc gia tích cực đầu tư nên việc xét nghiệm, chẩn đoán chính xác hơn…
Bác sĩ Pháp đã chủ động, tích cực triển khai các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện như: máy điện toán cắt lớp, siêu âm 4 chiều, đo chức năng hô hấp, nội soi phế quản - màng phổi, nuôi cấy vi khuẩn lao bằng phương pháp cổ điển và môi trường lỏng (MGIT), kỹ thuật Xpert để phát hiện nhanh lao và kháng đa thuốc. Một điều tâm đắc nhất của ông là phát triển hoạt động phòng chống bệnh phổi đi đôi với hoạt động chống lao…
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bác sĩ Pháp đã công bố một số đề tài, được các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn đánh giá cao như “Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị lao 6 tháng”, “Tình hình mắc lao đồng nhiễm HIV tại Quảng Nam năm 2007”, “Rút ngắn thời gian chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân lao và lao kháng thuốc thông qua việc triển khai chiến lược FAST tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch”, “Đánh giá hiệu quả thí điểm quản lý lao tiềm ẩn tại tỉnh Quảng Nam năm 2018”…
Bác sĩ Pháp còn vận động cán bộ, viên chức, lao động tìm nguồn cho các hoạt động của Bệnh viện. Kết quả, Tổ chức Chống lao Hoàng gia Hà Lan đã giúp đỡ cải tạo các phòng lao kháng thuốc, các phòng xét nghiệm của bệnh viện …; Tổ chức Liên hiệp các trường đại học của Hoa Kỳ hỗ trợ triển khai chiến lược FAST (phát hiện nhanh các trường hợp lao và bệnh lao đa kháng thuốc để đưa vào điều trị nhanh, hạn chế lây lan trong cộng đồng). Ông cùng các đồng chí trong Ban lãnh đạo bệnh viện thống nhất vận động nguồn lực từ các tổ chức từ thiện, tiết kiệm ngân sách mua trang thiết bị, xây dựng quỹ bệnh nhân nghèo… Ông rất chú ý chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt y đức, giao tiếp ứng xử hướng đến sự hài lòng của người bệnh gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là người có thân nhân điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Quảng Nam, anh Lê Minh C (huyện Núi Thành) cho biết: Tôi chuyển cha tôi từ Đà Nẵng về đây điều trị vì nghe nói, Bệnh viên Lao ở Tam Kỳ cũng tốt lắm. Y, bác sĩ tận tình chu đáo, không gian bệnh viện thoáng đãng, yên tĩnh. Chất lượng tốt, được gần nhà, tiết kiệm được ít tiền nên càng phấn khởi”
Không chỉ quan tâm xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bác sĩ Trần Ngọc Pháp rất quan tâm và có phối hợp chặt chẽ với BCH CĐCS đơn vị vận động cán bộ, y bác sĩ thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn tránh trường hợp lây bệnh từ bệnh nhân như đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ; rửa tay với chất sát trùng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân... Với bệnh nhân, ông yêu cầu cán bộ y tế bệnh viện tuyên truyền để mọi người che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười..., sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác. Không khạc nhổ bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng, để tránh lây truyền bệnh…
Bà Đỗ Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch CĐCS Bệnh viện cho biết: “Đồng chí Giám đốc là người hết mình vì sự nghiệp Y tế. Chúng tôi rất mến mộ tính trung thực của anh. Anh luôn công khai, minh bạch thu chi tài chính, khuyến khích mọi người phản biện, góp ý về những chủ trương của bệnh viện”. Năm 2012, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Pháp được công nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Nhiều năm liền đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh, được Bộ Y tế, UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen…
Năm 2013, Bệnh viện được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Cờ thi đua của UBND tỉnh các năm 2013, 2016. Công đoàn Y tế Việt Nam tặng Bằng khen về thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của công chức, viên chức, lao động ngành Y tế nhiệm kỳ 2013-2018.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế với có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
- Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
- Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
- Công đoàn Agribank CN thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc - ngôi nhà thân yêu của tôi
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"