Vượt qua "bão giá": Hãy tiết kiệm và giúp nhau vượt khó
Người lao động - 04/06/2022 16:01 TẤN MÂN
Một bữa ăn sáng của các nữ công nhân trước khi vào ca. Ảnh: TM |
Hàng hóa liên tục tăng giá
Chỉ tính từ đầu tháng 5 đến nay, các hãng taxi, xe hợp đồng đều tăng cước thêm 10 đến 15%. Nếu so với thời điểm cuối năm 2021 đầu 2022 thì giá vé xe khách đã tăng khoảng 40%. Giá rau, củ, thịt, cá,... trong khoảng 1 tháng trở lại đây tiếp tục tăng mạnh từ 20 đến 30%. Giá mì gói cũng tăng khoảng 10% đến 15%. Các quán ăn đều đã tăng giá 10% đến 15%... Trong khi đó lương tối thiểu vốn đã thấp nhưng cũng không tăng từ hơn 2 năm nay. Việc giá hàng hóa dịch vụ tăng liên tục đã làm cho đời sống người dân, NLĐ, công nhân, nhất là người lao động tự do, thu nhập thấp lại càng thêm khó khăn, chật vật.
Về phía người bán hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, qua tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, hầu hết họ đều không muốn tăng giá bán, bởi càng tăng giá thì càng khó bán hàng trong thời buổi người bán nhiều hơn người mua, hàng hóa dư thừa. Tuy nhiên, họ buộc phải tăng giá vì nguyên vật liệu, chi phí sản xuất đều đã tăng cao.
Một ông chủ quán ăn quen với tôi giải thích, do mọi chi phí đều tăng nên buộc họ phải tăng giá để giữ chất lượng món ăn. Tăng giá là "cực chẳng đã" chứ không hẳn là để thu lợi nhuận nhiều hơn vì giảm chất lượng món ăn thì cũng mất khách, mất uy tín lâu dài…. Chủ quán cũng cho biết thêm, vài tháng nay, khách đến quán ông đã giảm khoảng 20 đến 30%.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đề xuất: "Nhà nước cần hỗ trợ NLĐ bằng cách giảm thuế thu nhập cá nhân cho NLĐ có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng trở xuống. |
Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ phải cố chạy đua tăng thu nhập thực tế cho công nhân để giữ chân NLĐ, trong khi giá gia công sản phẩm cho nước ngoài gần như không tăng, giá bán sản phẩm càng khó tăng do phải cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó còn là khó khăn do giá nguyên liệu, xăng dầu, điện, vận chuyển,... tăng liên tục, trong khi doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid-19. Sắp tới đây, doanh nghiệp còn phải tăng chi phí trả lương cơ bản.
Để doanh nghiệp cầm cự vượt khó, duy trì sản xuất, duy trì việc làm cho công nhân… rất cần Nhà nước tiếp tục có chính sách mới để hỗ trợ. Tuy nhiên, có lẽ khó khăn nhất trong cơn "bão giá" này là người nông dân, bởi dù chi phí sản xuất tăng cao nhưng họ không thể tăng giá bán sản phẩm bởi hàng nông sản hầu hết đều không thể để lâu, ngoài ra họ còn phụ thuộc rất nhiều vào các đầu mối - tư thương tiêu thụ.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương thăm hỏi và tặng quà cho công nhân lao động nghèo tại phiên “ Chợ 0 đồng”. Ảnh : HOÀNG TRUNG |
Tiết kiệm và giúp nhau vượt khó
Tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng là tâm lý của hầu hết công nhân, NLĐ hiện nay. Rất nhiều công nhân lao động cho biết, họ đang ưu tiên chọn mua rau, củ, thịt, cá,… ở chợ cóc, vỉa hè dù chất lượng thấp nhưng giá rẻ hơn trong siêu thị và các cửa hàng lớn. Cũng vì tiết kiệm nên nhiều NLĐ nghèo, công nhân, sinh viên ở trọ đang ăn mì gói nhiều hơn trước dù biết ăn mì gói nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Có thể nói, tiết kiệm là giải pháp trước mắt để vượt qua giai đoạn khó khăn này, dù giải pháp này không kích thích tiêu dùng, không kích thích sản xuất phát triển.
Không thể kể hết những việc, những hoạt động thiết thực, ý nghĩa của tổ chức Công đoàn đã và đang thực hiện để góp phần giúp công nhân, NLĐ vượt khó… Người viết bài chỉ nêu một vài hoạt động trong chuỗi các hoạt động của các cấp Công đoàn gần đây nhất trong Tháng Công nhân, cũng là giai đoạn "bão giá" này.
Tháng Công nhân năm nay, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động giúp nâng cao đời sống, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ như: trao quà hỗ trợ cho 30 công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tặng 74 "Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam" cho trẻ mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19; vận động các tổ chức, doanh nghiệp chăm lo cho công nhân; tổ chức phiên chợ bán hàng giá gốc, giá ưu đãi; khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân và con công nhân.
Cán bộ Công đoàn tỉnh Bình Dương hỗ trợ gia đình NLĐ trong phiên “Chợ 0 đồng”. - Ảnh: HOÀNG TRUNG |
Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức phiên “Chợ 0 đồng” cho khoảng 26.000 gia đình công nhân khó khăn. Bình Dương cũng đã hỗ trợ tặng 5.000 suất quà (mỗi suất quà là 1 triệu đồng) cho gia đình đoàn viên, công nhân, NLĐ nghèo khó khăn trong Tháng Công nhân.
Ngoài ra, Công đoàn Bình Dương còn tham mưu lãnh đạo tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với đoàn viên, NLĐ, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp lao động tập thể,... Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương đã tham gia chương trình phúc lợi cho đoàn viên, bán hàng chất lượng tốt, giảm giá cho công nhân như Công ty CP Rau sạch MTT Food giảm giá 30%; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu - Thương mại - Sản xuất Yuha giảm giá từ 20% đến 30%...
Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực của Cán bộ công đoàn trong Tháng Công nhân đã góp phần chia sẻ những khó khăn cho NLĐ. Ảnh: HOÀNG TRUNG |
Liên đoàn Lao động TP. HCM cũng cho biết, song song với đẩy mạnh thực hiện các chương trình phúc lợi đã ký kết với đối tác, Công đoàn TP. HCM đã tổ chức Chương trình "Phiên chợ Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình", "Ngày hội vì sức khỏe NLĐ", kết nối, giới thiệu việc làm, học nghề cho NLĐ…
Trọng tâm hoạt động của Tháng Công nhân năm nay của Liên đoàn Lao động TP. HCM là thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp độc hại và điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động. Công đoàn tổ chức các cuộc đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền, doanh nghiệp với cán bộ công đoàn và công nhân, NLĐ, tổ chức hoạt động "Cảm ơn NLĐ", Diễn đàn "Công nhân vì doanh nghiệp - doanh nghiệp vì công nhân”; "Phiên chợ 0 đồng",…
Đồng chí Tô Thị Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận 6 cho biết, năm nay chương trình phúc lợi cho đoàn viên giống như các năm trước, gồm: bán hàng chất lượng tốt, giảm giá từ 25% đến 50%, với khoảng 40 doanh nghiệp có uy tín tham gia qua hình thức hội chợ, bán lưu động tại doanh nghiệp; phối hợp với các cơ sở y tế như Phòng Khám Thái Anh, Bệnh viện Y Dược Sài Gòn, Phòng khám 315... tư vấn, chữa bệnh miễn phí cho công nhân.
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy (bên phải), Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM, trao biểu trưng "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên TP. Thủ Đức khó khăn về nhà ở. Ảnh: HỒNG ĐÀO |
Liên đoàn Lao động TP. Thủ Đức, TP. HCM cũng vừa tổ chức thành công "Ngày hội Công nhân- Phiên chợ nghĩa tình" tặng 5 "Mái ấm Công đoàn"; trao 5 sổ tiết kiệm (10 triệu đồng/sổ); tặng 200 phần quà (mỗi phần 570.000 đồng) cho đoàn viên khó khăn; tổ chức cắt tóc miễn phí, tư vấn sức khỏe, tư vấn pháp luật lao động, tư vấn hỗ trợ vốn cho đoàn viên. Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Đức cũng đã ký hợp tác với 10 doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ giá giảm từ 10% đến 50% cho đoàn viên, người lao động…
Rất nhiều tổ chức đoàn thể khác cũng đã giúp công nhân, người lao động nghèo vượt khó khăn như Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP. HCM phối hợp với 21 quận, huyện Đoàn, Thành Đoàn TP. Thủ Đức ,TP. HCM tổ chức Chương trình "Tiện ích tận nơi" giúp sửa chữa điện, nước, gas... cho công nhân, NLĐ nhà trọ; tổ chức Chương trình "Chuyến xe cuối tuần" cung cấp nhu yếu phẩm, rau, củ, quả sạch đến công nhân đang ở trọ,…
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Hội đồng Tiền lương quốc gia tăng 7% đến 8% mức lương tối thiểu (tương ứng 215.000 đến 354.000 đồng) để bù đắp phần nào trượt giá sau gần 2 năm chưa điều chỉnh lương tối thiểu, nhưng Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%. Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết, Công đoàn tỉnh Đồng Nai mong mức tăng lương tối thiểu cao hơn 6% nhưng để hài hòa lợi ích giữa NLĐ với chủ doanh nghiệp thì mức tăng 6% cũng là sự chia sẻ của công nhân với các chủ doanh nghiệp trong khó khăn chung hiện nay. |
Từ vụ nhân viên cây xăng bị tấn công và nỗi lo an toàn cho người lao động Hoàng loạt vụ việc xảy ra ở các cây xăng đe doạ tính mạng của nhân viên bán hàng đưa ra nhiều câu hỏi về ... |
Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân chấp hành kỷ luật an toàn lao động Đại hội XIII của Đảng đã nêu chủ trương “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại”. Để trở thành giai cấp hiện đại, công ... |
Bình Dương: Chỉ số FDI đứng đầu cả nước, tạo việc làm cho trên 14,5 nghìn lao động Trong tháng 5/2022, Bình Dương đã tư vấn việc làm cho hơn 13 ngàn người. Trong 5 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng