Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 02/06/2024 09:33 TS Nguyễn Đắc Diện, Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Công đoàn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn vệ sinh lao động
Ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, dù bận nhiều việc đối nội, đối ngoại nhưng Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta vẫn không quên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn cho người lao động.
Người đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 13/3/1947 [1] với những quy định rất tiến bộ, trái ngược với chính sách lao động hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến.
Trong đó quy định nghiêm cấm lao động cưỡng bức, “Công việc cưỡng bách là những công việc người ta không thuận làm mà bị ép phải làm” ngay ở điều 2, chấm dứt chế độ lao động kiểu chiếm hữu nô lệ, trừ những công việc theo lệnh trưng tập của Chính phủ vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bác Hồ thăm Nhà máy Dệt Nam Định ngày 24/4/1957. Ảnh: Tư liệu. |
Quan hệ lao động giữa chủ và thợ phải được thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật mà ngày nay gọi là hợp đồng lao động, người lao động làm thuê được quyền từ chối làm việc ngoài thỏa thuận, thỏa thuận cũng đảm bảo trách nhiệm của chủ (mà nay gọi là người sử dụng lao động) trong việc đảm bảo việc làm, an toàn lao động, lương bổng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ nghỉ phép cho người làm thuê.
Điều 102 về những công việc làm dưới hầm mỏ hoặc trong những xưởng kĩ nghệ có hại cho sức khỏe thì giờ công nhân phải có mặt ở nơi làm việc không được quá 45 giờ một tuần lễ.
Điều 128 quy định công nhân được nghỉ đến 20 ngày/năm do tai nạn lao động mà được hưởng đủ lương.
Điều 133 quy định các xưởng phải có đủ phương tiện để bảo an và giữ gìn sức khỏe cho công nhân…
Trong những lần đến thăm các công trường, nhà máy, hầm mỏ, Bác có nhiều chỉ đạo đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân. “Công nhân hít phải nhiều bụi, như thế không hợp vệ sinh. Sao không làm vải che mồm? Như thế là không đúng, không giữ được vệ sinh, sẽ mắc bệnh, phải đi bệnh viện, tốn thuốc lại bỏ sản xuất” (Nhà máy Dệt Nam Định ngày 24/4/1957) [2].
“Phải giữ gìn an toàn con người, an toàn cho bến cảng” (Cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957) [2].
“Phải bảo đảm an toàn lao động, vì người lao động là vốn quý nhất” (Nhà máy Cơ khí Hà Nội ngày 25/12/1958) [3].
“Một số nơi để xảy ra tai nạn lao động, điều đó rất đáng tiếc. Chúng ta cần phải hết sức bảo vệ, không để xảy ra tai nạn lao động” (Hội nghị Cán bộ Công đoàn ngày 12/3/1959) [3].
“Nếu để xảy ra tai nạn lao động là thiệt chung cho bản thân, gia đình, cho Đảng, Chính phủ và nhân dân. Người bị nạn không đi làm được, gia đình sẽ gặp khó khăn, sức lao động của nhân dân do vậy sẽ sút kém. Vì thế chúng ta phải hết sức bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tính mạng người công nhân” (Công trường Đèo Nai, Cẩm Phả, Quảng Ninh ngày 30/3/1959) [3]…
Thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh
trong luật pháp, chính sách
Năm 1964, Chính phủ ban hành Nghị định quy định tạm thời về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của công nhân, viên chức [4].
Trong đó, điều 1 quy định công tác bảo hộ lao động bao gồm việc áp dụng những biện pháp về kĩ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp và việc quy định các chế độ; thể lệ bảo hộ lao động, nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, giảm nhẹ sức lao động, tạo điều kiện không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Điều 7 chỉ rõ: Khi xây dựng và sửa chữa các công trình, cơ quan phụ trách có trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp. Khi thiết kế chế tạo máy móc, cơ quan thiết kế hay nhà máy chế tạo phải đồng thời nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị cần thiết về an toàn lao động. Trước khi đưa vào sản xuất, các thiết bị máy móc phải được kiểm tra, nghiệm thử để bảo đảm kĩ thuật an toàn.
Điều 9 quy định: Khi sử dụng công nhân mới hoặc khi thay đổi thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất, xí nghiệp phải huấn luyện cho công nhân về kĩ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp và phải sát hạch sau khi đã huấn luyện. Đối với công nhân làm những việc có tính chất nguy hiểm hay có hại đến sức khỏe phải tổ chức việc định kì huấn luyện hoặc sát hạch lại.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 khẳng định “Công tác bảo hộ lao động trên các công trường, nhà máy, hầm mỏ phải được thật sự quan tâm” [5].
Đại hội VII của Đảng năm 1991 đề nghị “cải thiện một bước điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại và nghỉ ngơi cho nhân dân lao động” [6].
Năm 1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Bảo hộ lao động [7], năm 1994, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động [8] để đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước cải thiện điều kiện lao động.
Đại hội VIII của Đảng năm 1996 chỉ rõ phải “bảo đảm thực hiện những quy định về bảo hộ, an toàn lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động” [9]. Đại hội IX của Đảng năm 2001 nhấn mạnh việc “chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động” và “chú trọng bảo đảm an toàn lao động” [10].
Đại hội X của Đảng năm 2006 chỉ rõ “thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động” [11].
Đại hội XI của Đảng năm 2011 chỉ rõ “chăm lo bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các vi phạm pháp luật lao động” [12].
Chiều ngày 30/3/1959, Bác Hồ đã về thăm công trường khai thác than mỏ Đèo Nai, khi đó còn nằm trong tổ hợp mỏ Cẩm Phả. Ảnh: Tư liệu. |
Năm 2013, Ban Bí thư trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [13].
Bản Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền được làm việc trong môi trường an toàn của người lao động, cụ thể điều 35 quy định: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Điều 43 quy định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường [14].
Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định rõ quyền, nghĩa vụ về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động của người lao động và người sử dụng lao động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong kiểm soát rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động [15].
Năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và quản lí nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động [16].
Cũng trong năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động[17]. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động [18] giúp Chính phủ trong các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; nghiên cứu đề xuất sửa đổi những quy định chưa phù hợp trong các nghị định, thông tư về an toàn, vệ sinh lao động.
Quốc hội khóa XIV đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019 [19], trong đó chương IX quy định về an toàn, vệ sinh lao động gồm 3 điều, từ điều 132 đến điều 134 về tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình an toàn, vệ sinh lao động và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Chương IX quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động, tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kĩ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thi hành Luật An toàn vệ sinh lao động, các Nghị định của Chính phủ, tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, kiểm định đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; nhận diện, đánh giá rủi ro, khai báo, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kĩ thuật mất an toàn; chế độ bồi dưỡng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh lao động; các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, góp phần đưa công tác quản lí nhà nước và thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này ngày càng hiệu quả hơn [20-22].
Tài liệu tham khảo
4. Chính phủ, Nghị định số 181-CP ngày 18/12/1964 Ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động.
7. Hội đồng Nhà nước, Pháp lệnh Bảo hộ lao động ngày 10/9/1991.
8. Quốc hội khóa IX, Bộ luật Lao động, Luật số 35-L/CTN ngày 23/6/1994.
15. Quốc hội khóa XIII, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
19. Quốc hội khóa XIV, Bộ luật Lao động, Luật số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.
Mời quý độc giả xem Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng
Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả ... |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao ... |
An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc