Từ vụ cứu nạn tàu VANDON ACE, cần đầu tư tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng
An toàn, vệ sinh lao động - 27/02/2022 13:08 C.H
Chăm lo, hỗ trợ để người lao động yên tâm làm việc Hàng trăm đoàn viên Công đoàn Viên chức TP. Đà Nẵng tham gia hiến máu tình nguyện |
Thuyền viên tàu VANDON ACE sống sót được lực lượng cứu nạn dìu lên tàu. Ảnh: VRMCC |
Theo báo cáo của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (VRMCC), trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, Trung tâm đã xử lý 3.212 vụ việc báo nạn; điều động phương tiện chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn trực tiếp tại hiện trường 432 lần. Trung tâm đã cứu, hỗ trợ trực tiếp 5.450 người bị nạn trên biển, trong đó có 215 người nước ngoài; cứu và hỗ trợ 446 tàu, trong đó có 11 tàu nước ngoài.
Riêng năm 2021, Trung tâm đã xử lý tổng cộng 373 vụ việc báo nạn; cứu, hỗ trợ 568 người bị nạn trên biển, trong đó có 32 người nước ngoài; cứu, hỗ trợ 37 tàu thuyền các loại.
Về tình hình tai nạn, sự cố trên biển trong từ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, Trung tâm đã duy trì thường trực tìm kiếm cứu nạn 24/24, tiếp nhận nhiều thông tin báo nạn qua vệ tinh và các hình thức khác. Trung tâm kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý thông tin.
Tàu chuyên dụng của VRMCC đã thực hiện nhiều vụ cứu nạn khác nhau. Vụ cứu nạn xa nhất thực hiện tại khu vực phía Đông của đảo Bông Bay (quần đảo Hoàng Sa, cách bờ trên 380 hải lý).
Lực lượng Quân đội triển khai trực thăng cứu nạn thuyền viên tàu Vietship 01 hồi tháng 10/2020. Ảnh: VRMCC |
Trong một số vụ việc, tàu cứu nạn Việt Nam cũng đã gặp phải sự cản trở từ các lực lượng nước ngoài. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm cao, lực lượng cứu nạn hàng hải đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tính mạng cho thuyền viên, ngư dân, góp phần đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo.
Một số vụ việc điển hình như tổ chức tìm kiếm máy bay SU-30MK2 và CASA 212 (bị nạn trên khu vực vùng biển vịnh Bắc Bộ ngày 16/6/2016); cứu nạn thuyền viên trên tàu VIETSHIP 01 (mắc cạn tại vùng biển Cửa Việt, Quảng Trị tháng 10/2020); tổ chức tìm kiếm 15 thuyền viên tàu XIN HONG (quốc tịch Panama, gặp nạn trên vùng biển phía Nam đảo Phú Quý ngày 17/12/2020)...
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Minh - Giám đốc VRMCC, đơn vị này đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định như số lượng tàu thuyền chuyên dụng, nguồn nhân lực còn mỏng, trang thiết bị chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu thực tế với địa bàn rộng, dẫn tới tầm hoạt động hạn chế.
Đơn vị này đang quản lý, khai thác 7 tàu tìm kiếm, cứu nạn chuyên dụng và 9 cano cao tốc tìm kiếm cứu nạn và hệ thống cơ sở hậu cần phục vụ tìm kiếm cứu nạn gồm cầu cảng, kho chuyên dụng, sân huấn luyện nghiệp vụ, nhà điều hành và các hệ thống phụ trợ được bố trí tại 4 Trung tâm và các khu vực trải dài trên cả nước.
Điều kiện trải dài, tàu nhỏ nên công tác cứu nạn còn chưa đáp ứng yêu cầu cứu nạn. Với điều kiện hiện tại, lực lượng cứu nạn hàng hải cần được trang bị 2 tàu cứu nạn chuyên dụng, nhất là khi xảy ra những tình huống phức tạp như vụ tàu Vietship 01, VANDON ACE...
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Phạm Bình Minh đã làm việc với VRMCC ngày 8/2/2022. Ảnh: VRMCC |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, chuẩn bị nhiệm kỳ trung hạn 2021 - 2025, Bộ mong muốn đầu tư thêm 2 tàu tìm kiếm chuyên dụng. Song, với tiềm lực hiện tại, Bộ mới chỉ cân đối nguồn vốn đầu tư được 1 trong 5 năm tới.
“Để đội tàu tìm kiếm trên biển được hiệu quả hơn, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Cục Hàng hải Việt Nam cần tiếp tục có văn bản báo cáo Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét, đầu tư khi cân đối được nguồn vốn, kể cả nguồn vốn ODA, PPP”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Ngày 8/2, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải, VRMCC, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Phạm Bình Minh đã động viên công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng, tính mạng con người là tài sản quý giá nhất. Phó Thủ tướng yêu cầu VRMCC nỗ lực hơn nữa để cứu nạn càng nhanh con người trên biển, nâng cao hiệu quả nhiệm vụ ngày càng tốt nữa. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác hợp tác quốc tế với các quốc gia phát triển trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển về công tác đào tạo, huấn luyện, phát triển nguồn nhân lực, viện trợ trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VRMCC |
Việt Nam có chiều dài bờ biển lớn. Nếu các tàu gặp nạn mà lực lượng cứu nạn không tiếp cận kịp thời thì dần dần mất đi chủ quyền do tàu nước ngoài đến cứu nạn nhiều hơn... Hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển không chỉ dừng lại ở việc cứu nạn, cứu hộ mà còn sâu xa hơn còn đóng góp vào gìn giữ chủ quyền đất nước trên biển.
Thấy gì từ chức vô địch giải đấu “vô tiền khoáng hậu”? 2 đội bóng đột ngột rút khỏi giải; trận đấu tranh hạng 3 bị hủy do một đội tuyển không còn đủ người thi đấu; ... |
Thêm 2 nạn nhân xấu số được tìm thấy trong vụ lật ca-nô biển Cửa Đại Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể trẻ em là nạn nhân trong vụ chìm ca-nô ở biển Cửa Đại (TP ... |
Chăm lo, hỗ trợ để người lao động yên tâm làm việc Trải qua những "làn sóng" dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty CP Cảng Đà Nẵng vẫn có kết quả tăng trưởng ấn tượng. ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.