Mệnh giá của lòng tốt
game doi thuong - 25/09/2024 12:43 Mỹ Anh
Nhân viên Đường sắt trả lại "1 tờ ghi mệnh giá 1 triệu USD có hình dạng giống tiền" |
Theo thông tin, nhà trường có 1.500 em trên tổng số 2.100 em ủng hộ từ 100.000 đồng trở lên. Các em được tôn vinh dưới cờ trước sự chứng kiến của những bạn có đóng góp số tiền nhỏ hơn. Sự việc thổi bùng những bức xúc của các phụ huynh cũng như dư luận quan tâm tới giáo dục.
Thẳng thắn, cách làm của trường hoàn toàn phản giáo dục. Việc tôn vinh mệnh giá đồng tiền đóng góp cho đồng bào của trường vô hình tạo một cuộc đua lòng tốt.
Và nói nặng hơn, nó có thể dung dưỡng thói “phông bạt”, hình thức mà nhiều người lớn đã vừa phải trả giá. Có phụ huynh đã chia sẻ thẳng, bố mẹ đã đóng góp ở cơ quan, địa phương, các em học sinh không có tiền, bố mẹ cũng lại đóng góp cho các em.
Tuy nhiên, việc phân cấp các em qua sự tuyên dương số tiền có mệnh giá lớn đã khiến nhiều học sinh cảm thấy tủi thân vì điều kiện gia đình.
Và khi câu chuyện bùng nổ trên truyền thông, ngay cả những học sinh đang được tuyên dương cũng không lấy gì làm hân hạnh. Vì cơ bản, trong sâu thẳm, các em biết, người ta đang tôn vinh hoàn cảnh sống của mình, bố mẹ mình chứ không hoàn toàn ngợi ca lòng trắc ẩn và việc làm của mình.
Quyên góp cho đồng bào bị bão lũ, sẻ chia với đồng loại đang quay quắt trong trận bão lụt lịch sử là nghĩa cử đẹp. Nó giúp các em thấy mình là một phần của cộng đồng.
Lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái cũng được xây thành từ đây.
Nhưng, khi nó là cuộc đua mệnh giá đồng tiền, hình thức lên ngôi bỏ mặc những rung cảm. Giá trị thẳm sâu của sự cho đi cũng bị phớt lờ mà nhường chỗ cho những thước đo dựa trên đồng tiền.
Nhiều người so sánh câu chuyện này với câu chuyện của trường LôMôNôXốp, ngôi trường giới hạn số tiền đóng của các em tối đa 30.000 đồng mà tôi đã viết trong chuyên mục này.
So sánh này là đắt giá. Cùng một ngữ cảnh, cùng một chất liệu cuộc sống, thái độ của người làm giáo dục khác nhau đã tạo ra các bài học với những thông điệp và giá trị khác nhau.
Trường LôMôNôXốp đã tận dụng được ngữ liệu cuộc sống mà dạy cho con em về lòng trắc ẩn, không tị hiềm, hình thức. Còn trường Lê Quý Đôn thì ngược lại.
Hơn cả, lòng tốt, trách nhiệm với các em nhỏ đôi khi cũng không chỉ thể hiện bằng đồng tiền như cách người lớn đang đóng khung trong xã hội tiêu dùng.
Trong khu phố nhà tôi, một quận nội đô Hà Nội, sau bão Yagi, tôi đã gặp những em học sinh cấp 1 với găng tay, ủng, đi ra phố cùng người lớn dọn dẹp sau bão. Người lớn nhặt cành lớn, các em nhặt cành nhỏ. Cả cộng đồng cùng các cô chú cây xanh môi trường dọn dẹp và cắt đặt lại phố phường.
Với tôi, hành động nhỏ bé đó của các em cũng đáng được tuyên dương không kém những đồng tiền mà người ta quyên góp.
Hay tôi cũng chứng kiến những bức tranh, những lời động viên khi tại khoa “điều trị giảm nhẹ” cho bệnh nhân ung thư của các em nhỏ. Quả thực, những hình ảnh ngộ nghĩnh như sáng bừng cả hành lang u ám của hóa chất và những ánh mắt nặng trịch lo âu.
Những em vẽ những bức tranh 0 đồng ấy cũng đóng góp không nhỏ cho cộng đồng này, xã hội này với lòng trắc ẩn và tình thương đồng bào, đồng loại.
Từ thiện là tốt, ai cũng biết. Nhưng từ thiện đúng cách và cả tôn vinh từ thiện đúng cách là vấn đề khó khăn bởi tính phức tạp và nhạy cảm.
Hi vọng, thầy cô trường Lê Quý Đôn đã học được một bài học lớn về cách khen và ý thức về giá trị của những động thái động viên học sinh.
Bởi suy cho cùng, lòng tốt của các em nhỏ không nên chỉ bó hẹp bằng đồng tiền.
Cũng như, sự tử tế của người với người không thể tính bằng mệnh giá.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Mệnh giá lòng tốt", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Đầu tư gì khi thị trường chứng khoán được nâng hạng?
- Điều kỳ diệu của cuộc sống là lúc khó khăn Công đoàn luôn bên cạnh
- Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn
- Suzuki XL7 Hybrid cách tân để chinh phục gia đình Việt
- Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?