Trải lòng của những người lao động trước khi "bỏ phố về quê"
Đời sống - 30/03/2020 09:40 Ý YÊN
Quyên trong ngày bị mất việc - Ảnh: M.K |
Trải lòng trước ngày "bỏ phố về quê" của nữ nhân viên khách sạn
Chiều 26/3, sau khi hoàn tất mọi việc tại khách sạn, Quyên và người em đồng nghiệp đi một vòng lang thang Hà Nội, rồi dừng chân bên một góc hồ trong công viên Bách Thảo. Ngày mai, cô sẽ trở về quê trong một kỳ nghỉ mang tên "Covid-19", chưa biết khi nào kết thúc.
"Chủ khách sạn nói rằng khi nào hết dịch thì bọn em tiếp tục đi làm. Nhiều người đã phải nghỉ từ mấy tuần trước. Em thì chính thức thất nghiệp từ chiều nay", Quyên nói.
Tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, trường Đại học Thương mại, Quyên đã sống và làm việc tại nhiều thành phố, từ Hà Nội tới Đà Nẵng, Sài Gòn, Đà Lạt..., rồi lại trở về Hà Nội. Tròn 25 tuổi, Quyên đã quá quen với những lần thay đổi công việc. Nhưng lần này, cô nghỉ việc trong tâm thế hoàn toàn bất ngờ, bị động.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu tất cả các nhà hàng, khách sạn, quán ăn tạm đóng cửa. Khách sạn nơi cô làm việc chính thức tạm ngừng hoạt động từ chiều 26/3. Chiều hôm ấy, những nhân viên cuối cùng tập trung dọn dẹp toàn bộ khách sạn, rồi tạm biệt nhau, mỗi người một ngả.
Quyên sẽ trở về quê, một xóm nhỏ tại huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá - nơi an toàn nhất với cô vào lúc này, cô nói: "Em không còn lựa chọn nào khác, bây giờ không thể nào xin được công việc phù hợp với chuyên môn nữa. Du lịch, khách sạn đều đã ngừng hết rồi. Mấy tháng vừa rồi khách sạn em cũng thua lỗ, lương thấp, nhân viên được cho nghỉ dần. Nay thì chính thức đóng cửa... Sắp tới chắc chắn sẽ rất khó khăn, vì em không có tiền tiết kiệm. Tiền lương hàng tháng cũng chỉ đủ trang trải tiền sinh hoạt, nhà trọ, bây giờ lại mất việc. Thôi thì về quê với bố mẹ, có gì ăn đấy vậy, tình hình này chẳng biết khi nào mới được đi làm trở lại".
Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hà Nội có tới hàng ngàn lao động như Quyên bị thất nghiệp. Không ít người rơi vào cảnh khó khăn, kiệt quệ, nhất là những lao động ngoại tỉnh. Với họ, nỗi lo toan cơm áo gạo tiền còn lớn hơn cả nỗi lo dịch bệnh.
Giải pháp nào cho người lao động thất nghiệp vì Covid-19?
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế ILO cho rằng những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Đặc biệt, lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội.
Đại diện ILO nhắc tới hai công cụ chính để giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng: Đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ; và xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp.
Theo thống kê mới nhất, từ Tết Nguyên đán đến nay, có gần 10.000 trường hợp khai báo hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội. Đây là con số tăng cao so với mọi năm. Rõ ràng, thị trường lao động và việc làm đã và đang chịu những tác động rất lớn của dịch Covid-19.
Theo quy định của Luật Việc làm có hiệu lực từ năm 2015, trong khi chưa tìm được việc làm mới, người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (có khống chế mức hưởng tối đa), thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia BHTN, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Ngoài ra, người lao động được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.
Trong trường hợp, đơn vị sử dụng lao động do dịch bệnh Covid-19 mà buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.
Bạch Mai đang trở thành nơi được nhắc đến nhiều nhất, đặc biệt trong những ngày chiến đấu với Covid-19. |
Tính đến 7h sáng ngày 30/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 721.000 ca nhiễm bệnh với gần ... |
Tới 6h sáng nay, 30/3, Việt Nam ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc COVID-19 mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn ... |
Làm viên chức vẫn là mong ước của nhiều người, nhưng nhiều viên chức vẫn muốn nghỉ việc, thậm chí đơn phương chấm dứt hợp ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội