Tính nhân văn sâu sắc trong Quyết định 3089/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Chính sách mới - 01/10/2021 18:09 PGS. TS. Hoàng Thanh Xuân - Chủ tịch Công đoàn - Trường Đại học Công đoàn
“Túi An sinh Công đoàn” được cán bộ công đoàn quận Hai Bà Trưng trao đến tận tay đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận. |
Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại nước ta lần thứ 4 (từ 27/4/2021 đến nay), Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hình thức khác nhau để hỗ trợ cho đoàn viên và NLĐ gặp khó khăn trong cuộc sống, như: Tổ An toàn Covid-19, Tổ cứu trợ khẩn cấp, Siêu thị 0 đồng, Xe buýt siêu thị 0 đồng, Bếp ăn yêu thương, Túi an sinh; Vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho NLĐ... Mỗi cán bộ Công đoàn chuyên trách đã đóng góp ba ngày lương để ủng hộ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng Covid-19.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản như: Công văn 2606/TLĐ, ngày 19/5/2021 về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021; Quyết định 3022-QĐ-TLĐ ngày 9/8/2021 ban hành về chi hỗ trợ khẩn cấp cho các trường hợp đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Quyết định 3040/QĐ-TLĐ về hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng, chống Covid-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đặc biệt, ngày 24/8/2021, về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Có thể khẳng định, đây là những quyết định mang tính nhân văn sâu sắc trong điều kiện đại dịch bùng phát như hiện nay.
Những quyết sách kịp thời, giàu tính nhân văn này đã thể hiện rõ quan điểm nhất quán “không để ai bị bỏ lại phía sau”, vừa thể hiện tính ưu việt, vừa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm liên quan tới giá trị sống, nhân cách sống của một con người. Tính nhân văn của tổ chức Công đoàn được thể hiện trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, thể hiện giá trị nhân văn truyền thống, đạo lý của người dân Việt Nam: Giúp đỡ NLĐ trong lúc hoạn nạn, khó khăn là thể hiện “Lá lành đùm lá rách” - “Một miếng khi đói bằng một gói khi no"
Người Việt Nam có câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau: “Lá lành đùm lá rách” - "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ, sự chia sẻ của các tổ chức, cá nhân khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Một khía cạnh nào đó, hành động “Lá lành đùm lá rách” không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mới cứng. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, “Lá lành đùm lá rách” không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. “Lá lành đùm lá rách”, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một dòng họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một .
Cửa hàng Công đoàn của Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP (TP. Hồ Chí Minh) tăng cường các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ công nhân, người lao động với giá rẻ trong bối cảnh dịch bệnh. |
Quyết định 3089/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đã ghi rõ: đối tượng hưởng là đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, .
Theo đó, công đoàn cấp trên cơ sở hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tại địa bàn các tỉnh, thành phố. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người, hỗ trợ 01 lần. Nguồn kinh phí thực hiện do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp hỗ trợ cho công đoàn cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị. Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn nhưng chưa có tổ chức Công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với doanh nghiệp, kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, NLĐ thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất để hỗ trợ.
“Bữa ăn” của NLĐ đang thực hiện trong những ngày không có dịch Covid-19, có lẽ “khác” với “bữa ăn” của NLĐ “3 tại chỗ” trong bối cảnh dịch Covid-19 nguy hiểm như hiện nay. Mặc dù chỉ là “bữa ăn”nhưng sự quan tâm của các cấp công đoàn có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, giúp NLĐ đang đối mặt với đại dịch, không được về gia đình, với người thân, ở lại để “ăn cùng, làm cùng, ở cùng” tại doanh nghiệp. Giá trị nhân đạo sâu sắc của Quyết định trên chính là ở đó - Thể hiện tình người trong công đoàn - công nhân lao động. Xét về giá trị nhân văn của văn bản trên, thể hiện thái độ trách nhiệm, sẻ chia khó khăn, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Khi người lao động bị hoạn nạn, thì trách nhiệm của các cấp công đoàn cùng nhau giúp đỡ NLĐ đó là tính nhân văn sâu sắc.
Công đoàn VSIP thăm và tặng quà cho công nhân, người lao động Công ty Lywayway (Bình Dương) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. |
Thứ hai, thể hiện bản chất của tổ chức Công đoàn là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, NLĐ
Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, NLĐ là chức năng của tổ chức Công đoàn. Hơn 90 năm qua, các thế hệ cán bộ công đoàn đã cùng nhau thực hiện tốt chức năng đó. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đời sống việc làm thu nhập của NLĐ nói riêng. Chính vào những thời điểm khó khăn như thế này, thì giá trị “Chăm lo, bảo vệ lợi ích NLĐ” càng được nâng cao.
Giúp đoàn viên, NLĐ để người họ vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần đảm bảo nguồn lao động cho doanh nghiệp sau khi ổn định đi vào sản xuất, đồng thời cũng là chia sẻ với doanh nghiệp, với địa phương; góp phần phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 để không bị đứt chuối cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập.
Tổng Liên đoàn đã tích cực, chủ động vào cuộc từ sớm, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tuyên truyền, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời chỉ đạo công đoàn các cấp sát cánh với người sử dụng lao động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ; chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tham gia duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã sớm quyết định sử dụng tài chính do tổ chức Công đoàn tích lũy để hỗ trợ đoàn viên, NLĐ; miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên có mức lương thấp, lùi đóng kinh phí với các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tính đến nay công đoàn đã hỗ trợ hơn 1.222 tỉ đồng cho NLĐ bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Công đoàn Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp Đà Nẵng trao hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động Công ty TNHH Kane-M đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”. |
Tính đến nay, công đoàn các cấp đã chi hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đoàn viên, NLĐ từ nguồn tài chính Công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền 1.222,689 tỉ đồng cho trên 1 triệu lượt đoàn viên, NLĐ thụ hưởng. Theo đó, chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng, chống dịch: 494,984 tỉ đồng, trong đó nộp về Ủy ban Mặt trận tổ quốc là 237,519 tỉ đồng; ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 là 257,464 tỉ đồng; chi từ nguồn xã hội hóa và người sử dụng lao động hỗ trợ qua tổ chức Công đoàn tại cơ sở là 227,966 tỉ đồng.
Quyết định 3089/QĐ-TLĐ một lần nữa tiếp tục khẳng định Công đoàn Việt Nam không chỉ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ mà còn thể hiện tính nhân văn - chính sách đi vào lòng NLĐ. Chung sức, đồng lòng hỗ trợ NLĐ khó khăn vượt qua đại dịch là một chính sách có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, góp phần hỗ trợ NLĐ, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, nhờ đó hạn chế những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, góp phần sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho NLĐ, tiếp tục nâng cao niềm tin trong nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta nói chung và Công đoàn Việt Nam nói riêng.
Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam trao 100 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên, NLĐ tỉnh Thanh Hóa Chiều ngày 12/6, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã làm ... |
Trong quan hệ giữa Công đoàn, người lao động và người sử dụng lao động Làm thế nào để quan hệ lao động (QHLĐ) phát triển hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp luôn là mối quan tâm lớn của ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56
Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc