Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát
Chính sách mới - 06/08/2023 06:21 TẤN MÂN
Đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: TM |
Vấn đề trên đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp. Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 4/8, tại trụ sở LĐLĐ TP.HCM do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức. Chương trình có sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban ngành trên địa bàn TP.HCM, Công đoàn Cao su Việt Nam, LĐLĐ TP.HCM và các cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên và cơ sở.
Khai mạc Hội thảo, đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn cho biết, Điều 10 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 14 của Luật Công đoàn năm 2012 đều ghi nhận quyền giám sát của Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, không có sự thống nhất và đồng bộ về quyền giám sát của Công đoàn là chủ động giám sát hay chỉ phối hợp giám sát. Chính vì vậy, đồng chí Tiến đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về quyền tham gia giám sát của tổ chức Công đoàn được quy định tại Điều 1 và Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012.
“Thực tế khảo sát tại các tỉnh, thành cho thấy, công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp là rất khó khăn, vì Công đoàn chỉ có quyền tham gia với các đơn vị khác, rất bị động”, đồng chí Tiến đưa ra vấn đề.
Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đưa ra ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: TM |
Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM cho rằng, việc giám sát của tổ chức Công đoàn hiệu quả hay không là tùy thuộc vào sự phối hợp của tổ chức Công đoàn với các cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động. Đơn cử như tại TP.HCM có quy chế phối hợp 4 bên gồm LĐLĐ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc và Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
Tuy nhiên, do đặc thù diện tích của TP.HCM lớn, số lượng doanh nghiệp đông nên công tác chưa được phủ kín. Chính vì thế, có những tồn tại không giải quyết hết mà chỉ có thể lựa chọn những doanh nghiệp lớn, hoặc có vấn đề lớn thì mới lên kế hoạch giám sát hiệu quả.
Để làm rõ vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đình Cường - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Thủ Đức nêu ý kiến rằng, trong thực thế nhiều năm nay, tổ chức Công đoàn trong nhiều trường hợp đã nhìn thấy những vấn đề xảy ra tại các doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Điển hình như việc ký hợp đồng lao động, nội dung trong hợp đồng không đầy đủ, không cụ thể, rõ ràng. Ngay cả việc chấm dứt hợp đồng cũng không đúng quy định như không thực hiện chế độ nâng bậc lương, không xây dựng thang bảng lương, chậm thanh toán, nợ tiền lương của người lao động…
Mặc dù nhìn thấy như vậy, nhưng tổ chức Công đoàn không thể đơn phương giải quyết vấn đề đó mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra. Như vậy, có nhiều bất cập và ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.
Nhiều đại biểu đưa ra ý kiến để kiến nghị thay đổi vai trò của Công đoàn trong giám sát, kiểm tra... Ảnh: TM |
Góp ý tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay vai trò của Công đoàn trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát, chỉ là thành viên, không phải chủ thể nên rất bị động. Dù trong quá trình tìm hiểu tâm tư, đời sống người lao động phát hiện ra nhiều bất cập trong việc ký kết hợp đồng, xây dựng bảng lương, chậm trả lương, thậm chí nợ lương nhưng vì vai trò giới hạn nên Công đoàn không thể ngay lập tức vào cuộc tự chủ động làm việc, kiểm tra hay yêu cầu làm rõ...
Từ thực tiễn trên, nhiều đại biểu kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát. Ít nhất là quyền giám sát ở một số nội dung như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng thỏa ước lao động tập thể và thực hiện kinh phí công đoàn… cho tổ chức Công đoàn. Một điều dễ nhận thấy là việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên – lao động.
Cũng trong Hội thảo này, các đại biểu cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra… công đoàn các cấp cũng cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực. Am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm. Điều này cũng rất quan trọng, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được bảo vệ và nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động Theo đồng chí Ngô Trần Tố Uyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, thực tế ở một số ... |
Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. |
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động Xác định nhiệm vụ tuyên truyền, vận động là một trong những chức năng rất quan trọng của tổ chức Công đoàn, ngay từ đầu ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Một trong những điểm mới trong Dự thảo là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.