Thị trường tiền tệ sẽ sớm bình yên?
Kinh tế - Xã hội - 09/02/2023 21:36 Minh Đức
Yếu tố mùa vụ trên thị trường tiền tệ, tháng 2/2023 có khoảng giao thoa với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Những diễn biến theo đó có phần biến động liên quan đến các dòng tiền luân chuyển.
Bên ngoài, các trọng số tác động từ thị trường quốc tế tiếp tục có sức truyền dẫn nhất định đối với trong nước, song đang gợi mở triển vọng thêm chuyển biến.
Ảnh minh họa/Duy Linh |
Kỳ dự báo tháng 2/2023 của Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) nhìn chung cùng hướng về sự bình ổn trong tính toán của các thành viên.
VIRA tập hợp khối nghiên cứu thị trường của các ngân hàng thương mại và một số công ty chứng khoán lớn, định kỳ hàng tháng đưa ra dự báo về thị trường tiền tệ với 4 chỉ tiêu: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước; lãi suất VND kỳ hạn 1 tuần trên thị trường liên ngân hàng; tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường liên ngân hàng; và lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.
Trở lại với gợi mở trên, yếu tố mùa vụ dịp Tết khiến dòng tiền trở lại hệ thống ngân hàng có phần chậm nhịp so với mốc thời điểm những năm trước. Hàng năm, trong dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán luôn cao nhất vào thời điểm mùa vụ này.
Tháng 2 năm nay, tiền mặt “du Xuân” và dần trở lại hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có hiện tượng đột biến vượt trên 10%, thậm chí 13%... vừa qua. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mức đột biến đó chỉ gắn với các kỳ hạn “dài” như 6-9 tháng, những kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước không bơm hỗ trợ qua thị trường mở (OMO) và đó như là khoản vay thông thường giữa các tổ chức tín dụng. Thứ nữa, các mức đột biến có quy mô giao dịch rất nhỏ, chỉ quanh vài trăm tỷ đồng, hoặc gần đây chỉ dăm chục tỷ đồng, mang tính đơn lẻ thay vì đại diện cho quy mô giao dịch trên 200.000 tỷ đồng mỗi ngày của thị trường liên ngân hàng.
Còn với VIRA, họ chọn lãi suất VND kỳ hạn 1 tuần để dự báo. Sau kỳ nghỉ Tết, ở kỳ hạn này cũng như qua đêm gần như không có biến động mạnh, chủ yếu chỉ trong khoảng 6,2-6,5%/năm.
Lịch sử nhiều năm qua cho thấy, sau Tết Nguyên đán, có độ trễ vài tuần, muộn thì gần một tháng, dòng tiền sẽ nhanh chóng trở lại hệ thống ngân hàng. Lần này, phải qua hai tuần thì tín hiệu mới dần thể hiện. Lãi suất VND qua đêm và kỳ hạn 1 tuần trên thị trường liên ngân hàng vừa giảm mạnh, nằm khá sâu dưới mốc 6%/năm.
Trong dự báo kỳ này của VIRA, lãi suất VND kỳ hạn 1 tuần nói trên được kỳ vọng tương đối ổn định, trong khoảng 6-6,5%/năm. Chênh lệch dự báo giữa các thành viên không lớn, hay nói cách khác dự báo của họ đều xoay quanh trung ổn định và bình yên.
Song, lãi suất sẽ khó giảm mạnh trong tháng này. Bởi lẽ Ngân hàng Nhà nước vẫn thận trọng. Không có hình dáng của mục đích hút bớt tiền về để “tạo chứng cứ ngoại phạm” đối với lạm phát, mà thực tế xuyên suốt từ trong năm 2022 đến nay Nhà điều hành phải nỗ lực cân đối việc bơm hút này. Một tuần sau khi thị trường trở lại qua nghỉ lễ, hoạt động hút mạnh tiền về thể hiện, quy mô thậm chí hút ròng tới trên 40.000 tỷ đồng vào ngày cao điểm.
Thứ nhất, bên cạnh vấn đề lạm phát (kể cả tâm lý thị trường về lạm phát) thì Ngân hàng Nhà nước có mục tiêu cụ thể nữa: cố gắng giữ một mức chênh lệch lãi suất VND với USD trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ ổn định tỷ giá. Cố gắng, bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng thêm lãi suất và phát tín hiệu chưa dừng lại.
Thứ hai, trước và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào lượng ngoại tệ khá lớn nếu xét về khoảng thời điểm. Quy mô người viết tìm hiểu ở nguồn quản lý cấp cao cũng như từ ước tính của thành viên tham gia thị trường cho thấy đã đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tức có trên 77.000 tỷ đồng cung ứng qua kênh này. Theo đó, hoạt động hút về có mục đích trung hòa nhất định.
Như trên, những cân đối trên có một mục tiêu nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá. Trước hết, lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã lên cao (từ 4,5-5,5%/năm). Phía trước, tháng 3 vẫn tiếp tục đợi tín hiệu của Fed. Chênh lệch lãi suất đề cập ở trên đã không còn quá hậu thuẫn cho ổn định tỷ giá (nhưng trên thị trường huy động dân cư thì chênh lệch lãi suất đang quá lớn để hỗ trợ).
Song, ở các cân đối lớn, Việt Nam liên tiếp đạt xuất siêu lớn, kiều hối ở quãng tập trung chảy về, khối ngoại nối dài loạt mua ròng rất mạnh trên thị trường chứng khoán, giải ngân vốn FDI vẫn khả quan…
Bên ngoài, một chuyên gia của VIRA tính toán rằng thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ dừng tăng lãi suất sớm hơn định hướng trước đây. Cùng đó, thị trường tài chính Trung Quốc ổn định trở lại, sản xuất tại nước này khởi sắc sau mở cửa sẽ kích thích các dòng vốn trở lại các thị trường ngoài Mỹ, Việt Nam có trong kỳ vọng.
Theo đó, dự báo chung của VIRA với tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường liên ngân hàng, bình quân trong tháng 2 này, sẽ không có biến động lớn; bình quân dự báo ở 23.474 VND. Mức dự báo này có “hàm ý” Ngân hàng Nhà nước sẽ không mua nhiều ngoại tệ trong tháng, khi giá niêm yết mua vào vẫn ở 23.450 VND, thấp hơn.
Ở chỉ tiêu lạm phát, dự báo của các thành viên của VIRA khá phân rã, khi có những lạc quan CPI tháng 2 chỉ tăng dưới 4% so với cùng kỳ 2021; nhưng nhiều thành viên vẫn dự tính vùng cao hơn với khoảng 4,5-5%. Bình quân dự báo của VIRA ở 4,46%.
Liên quan đến lạm phát, sau khi tăng khá bởi yếu tố mùa vụ dịp Tết, áp lực có phần giảm bớt trong tháng 2. Thậm chí, nếu nhìn lại mức tăng tháng vừa qua so với cao điểm tiêu dùng những năm trước thì cho thấy cầu tiêu dùng đã có phần yếu đi. Và có một điểm được chú ý, việc điều chỉnh giá điện sẽ có tác động, như sẽ phản ánh dần và rõ hơn từ tháng 3 tới.
Ở chỉ tiêu lợi suất trái phiếu Chính phủ, dự báo sụt giảm trước đó của VIRA tiếp tục thể hiện, nhưng mức độ đã chậm lại. Trong nhiều năm qua, đây là chỉ tiêu VIRA dự báo gần như luôn luôn sát thực với thực tế sau đó. Kỳ này, họ dự báo lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm sẽ giảm xuống ở 4,15% - bình quân dự báo (thực tế bình quân tháng 1/2023 là 4,62%).
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024