Sau dịch Covid-19 khốc liệt, công nhân gửi tâm tư tới Thủ tướng
Hoạt động Công đoàn - 11/06/2022 18:50 THU CHINH
Tổng kết Tháng Công nhân năm 2022 và trao giải cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến” “Hoa Tháng 5” từ phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ ở Gia Lai |
Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin về chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động. Ảnh: TT |
Theo đồng chí Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tham gia chương trình "Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022" của tỉnh đã sẵn sàng. Người lao động (NLĐ) mong muốn gửi tới Thủ tướng Chính phủ 3 nội dung:
Một là, NLĐ đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc từ vùng II lên vùng I; địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An từ vùng III lên vùng II. Cụ thể, huyện Đức Hòa giáp ranh với huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), huyện Bến Lức giáp ranh huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh), huyện Cần Giuộc giáp ranh huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh). Trong khi đó, các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) thuộc vùng I theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.
Ở các địa bàn giáp ranh, vấn đề chuyển dịch lao động là rất lớn. Điều kiện sinh hoạt, giá cả thị trường, mức sống khá tương đồng. Riêng thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) có Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp, là địa bàn giáp ranh tỉnh Vrây-viêng (Vương quốc Campuchia), vì vậy cần phải điều chỉnh lên vùng II để thu hút NLĐ làm việc ở khu vực biên giới.
Bữa ăn ca với người lao động Công ty TNH Giày Chingluh Việt Nam càng thêm ý nghĩa, giúp họ giảm chi phí sau những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Ảnh: CĐ |
Hai là, công nhân mong Chính phủ có giải pháp đột phá để thực hiện tốt việc đào tạo nghề, đào tạo lại cho công nhân lao động. Đồng thời tạo động lực cho NLĐ chủ động học tập, trau dồi kiến thức, trang bị kĩ năng để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi một bộ phận không nhỏ NLĐ sẽ bị mất việc làm.
Ba là, nhu cầu về nhà ở và đời sống văn hóa tinh thần của công nhân càng trở nên bức xúc. Công nhân mong Chính phủ xây dựng nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa, thể thao ở các khu, cụm công nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty Chingluh cho biết, cuộc sống nơi nhà trọ của NLĐ càng khó khăn hơn sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Họ thiếu thốn vật chất, tiện nghi, rất khó tiếp cận nhà ở xã hội. Công ty TNHH Giày Chingluh Việt Nam có 20.000 công nhân thì có tới 3.000 người phải đi ở trọ. NLĐ sống trong căn nhà trọ chật hẹp, thậm chí phải ở ghép với nhau để giảm bớt chi phí. Công nhân muốn có nơi ở đảm bảo cuộc sống hiện tại và cho thế hệ tương lai.
Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Trần Hiệp Thành cho biết, vấn đề mà cán bộ Công đoàn, công nhân lao động mong mỏi gửi tới Thủ tướng Chính phủ đó là: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ cần được triển khai nhanh hơn, tạo hiệu ứng thu hút NLĐ quay trở lại khu công nghiệp. Rất nhiều công nhân phàn nàn rằng gói hỗ trợ của Chính phủ chỉ có "trên ti vi" và suy giảm niềm tin vào chính sách.
Cán bộ Công đoàn mong Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt tình trạng tín dụng đen. Trong dịch bệnh, công nhân vô cùng khó khăn, là cơ hội cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động phức tạp. Khi không đòi được tiền của công nhân, họ quấy rối cán bộ Công đoàn và cán bộ nhân sự bằng cách sử dụng trái phép hình ảnh trên mạng xã hội, làm suy giảm uy tín cá nhân.
Hình ảnh chị Trần Thị T. - cán bộ Công đoàn chuyên trách tại Công ty New Apparel (hàng dưới, ngoài cùng, bên trái) xuất hiện trên tờ rơi đòi nợ. Ảnh NVCC |
Công nhân tiếp cận với nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa rất khó khăn. NLĐ hi vọng có ngôi nhà khang trang khi đến Tây Ninh làm việc. Đối với Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành, 80% là công nhân ngoại tỉnh. Một số ít công nhân làm việc gần 20 năm mới mua được một mảnh đất nhỏ. Số còn lại rất khó để mua đất hoặc mua nhà. Do vậy, Chính phủ quan tâm xây dựng nhà ở xã hội là giải pháp đảm bảo đời sống NLĐ.
Theo đồng chí Lưu Thế Thuận - Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Bình Dương, qua khảo sát của Công đoàn, có đến 42,1% công nhân không đủ trang trải, 52,5% công nhân vừa đủ trang trải chi tiêu hằng tháng. Chỉ có 5% công nhân tích lũy được một phần. 0,4% công nhân lao động có tích lũy.
Đa số công nhân bị dịch bệnh tác động nặng nề trên tất cả các mặt đời sống, nhất là về sức khỏe (với tỉ lệ 70,3%). 53,6% công nhân bị giảm thu nhập. 18,5% công nhân bị mất việc làm trong thời gian dài. Sau khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tạm lắng thì đã có 5,7% công nhân về quê trong một thời gian nhất định, sau đó mới quay trở lại Bình Dương.
Giá cả các mặt hàng tăng cao. Mức thu nhập và chi phí như hiện nay khiến công nhân không bám trụ lại được ở Bình Dương. Giá đất ở đô thị tăng chóng mặt dẫn đến việc NLĐ không có khả năng sở hữu đất để an cư lạc nghiệp.
91,3% công nhân được hỏi mong muốn được tăng lương. 41,2% công nhân mong tỉnh Bình Dương có thêm chính sách hỗ trợ về nhà ở. 9,5% công nhân mong tỉnh Bình Dương xây dựng thêm nhà trẻ. Công nhân mong có thêm nhiều điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. NLĐ bày tỏ mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp kiềm chế lạm phát, không để giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao như hiện nay.
“Bản thân tôi rất quan tâm đến chương trình "Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022" ” - đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Chingluh Việt Nam cho biết.
"Nghĩ mình phương diện quốc gia" |
Đừng nhân danh điều gì để đem Việt Á “mặc cả”! |
Hội thao người lao động Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 17:44
Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
Giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời, ta luôn tìm kiếm điểm tựa bình yên. Nơi đó chính là mái ấm Công đoàn Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 14:59
Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
Sau gần 1 năm ra mắt, Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hơn 500 tài xế xích lô. Từ những phận đời riêng lẻ rong ruổi mưu sinh, giờ đây họ đã có những người anh em sát cánh trên mọi nẻo đường, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 09:21
Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
Thầy Lê Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương tiêu biểu, năng động; là thầy giáo sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”