Nội soi gắp mẩu xương bò 'đi lạc' vào trong phổi suốt 3 tháng
Đời sống - 05/09/2019 16:19 Duy Ngợi
Ê kíp nội soi gắp thành công mẫu xương "đi lạc" vào phổi bệnh nhân nữ suốt nhiều tháng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Ngày 5/9, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, đơn vị vừa nội soi gắp thành công mẫu xương lớn ở trong phổi nhiều tháng trời gây tình trạng viêm phổi nặng, khó thở cho bệnh nhân.
Trước đó, ngày 29/8, sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện tuyến dướng không khỏi, chị D. (49 tuổi, ở Hà Tĩnh) được chuyển tuyến tới Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiếp tục điều trị.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, cách đây 3 tháng đã bị hóc xương trong một lần ăn bún bò. Không ngờ mẩu xương chị D. nuốt phải đã đi “lạc” vào đường hô hấp. Hình ảnh Theo hình ảnh phim chụp CT-Scanner, các bác sỹ phát hiện dị vật kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn nằm vị trí phế quản trung gian phổi phải. Do mẫu xương nằm trong phổi phải lâu ngày đã gây viêm mủ, sưng tấy xung quanh, gây nên tình trạng viêm phổi nặng, khó thở cho bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân D. được trưởng khoa Hô hấp miễn dịch chỉ định nội soi để lấy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, do thời gian mẩu xương nằm trong cơ thể đã lâu nên tổ chức mô hạt xung quanh đã phát triển bao phủ dị vật, gây khó khăn không nhỏ cho bác sỹ khi gắp nội soi. Do vậy, ê kíp thực hiện phải khéo léo để tránh tình trạng tổn thương, chảy máu phế quản.
Sau mấy tiếng đồng hồ, một mẩu xương bò kích thước gần 4cm đã được bác sỹ lấy ra an toàn.
Mẫu xương bò dài 4cm "đi lạc" vào phổi bệnh nhân D. khi được gắp ra - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Các bác sĩ khoa Hô hấp miễn dịch cho biết, dị vật tiếp tục ở phổi thêm sẽ làm tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ, giãn phế quản. Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa tái phát. Hiện, bệnh nhân đã ổn định và sớm được xuất viện.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo, khi bị hóc dị vật, mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những cách này sẽ làm tình trạng xấu đi, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý, cung cấp đầy đủ thông tin để bác sỹ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa hóc dị vật, khi ăn uống, mọi người không nên vội vàng, nói hay cười đùa, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Bạn cần tập trung ăn, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường thở.
Khi không may hóc, kèm những biểu hiện bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ, phải đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh viện Thủ Đức vừa phẫu thuật thành công, cứu sống bệnh nhân sốc và mất máu do bị đâm đứt đôi động mạch cảnh ... |
Trong lúc trèo lên cành cây cao, bé trai 13 tuổi sẩy chân rơi tự do xuống hàng rào sắt và bị những đầu sắt ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Chủ động tìm kiếm đối tác, ký thỏa thuận mang lại phúc lợi tài chính cho người lao động ngành Y tế
- LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028