Những quyền lợi mà người lao động cần biết khi ký hợp đồng lao động
Người lao động - 24/03/2022 18:51 TẤN MÂN
Người lao động cần nắm chắc các điều luật để bảo vệ quyền lợi cho mình. Ảnh chụp trước khi có dịch Covid -19 |
Bị lạm dụng thời gian thử việc
Đây là vi phạm khá phổ biến của chủ DN, nhập nhằng trong việc ký HĐLĐ, thời hạn HĐ, thời gian thử việc, rồi kéo dài thời gian thử việc hoặc có nhiều DN đỗ lỗi cho NLĐ không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển từ HĐ có thời hạn sang thử việc…..Do vậy, NLĐ cần hiểu biết pháp luật để yêu cầu chủ DN thực hiện đúng, bảo đảm công bằng và hợp tác lâu dài cả hai bên. Điều 24 Bộ luật Lao động ghi, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ có thể thỏa thuận nội dung thử việc trong HĐLĐ hoặc giao kết hợp đồng thử việc nhưng không được thử việc đối với NLĐ giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng.
Điều 25, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, và bảo đảm điều kiện sau đây: Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp (DN). Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 26 quy định tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27, khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ, nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết, còn nếu không đạt yêu cầu thì chấm dứt HĐ. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ HĐ thử việc hoặc HĐLĐ đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu không nắm rõ luật. Ảnh H.Lan chụp trước khi có dịch Covid -19 |
Làm quá giờ
Đây cũng là vấn đề mà NSDLĐ thường nhập nhèm, xâm phạm làm thiệt thòi NLĐ. Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho NLĐ biết, nếu làm theo tuần thì giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Điều 106, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Điều 107, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: a) Phải được sự đồng ý của NLĐ; b) Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng, không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định đặc biệt như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước...(Chiều 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm. Trong đó, thời giờ làm thêm trong một tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ; từ không quá 200 giờ lên không quá 300 giờ trong một năm).
Điều 109, NLĐ làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp NLĐ làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Điều 110 quy định, NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi vào ca làm việc khác.
Điều 111, mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt... do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.
Điều 112 quy định, NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết gồm: 1 ngày Tết Dương lịch, 5 ngày Tết Âm lịch, 1 ngày 30/4, 1 ngày 1/5 dương lịch, 2 ngày Quốc khánh 2/9 DL, 1 ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch. Nếu LĐ là người nước ngoài thì được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ…
Điều 113 quy định, NLĐ làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nếu NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì NLĐ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Doanh nghiệp cần trả lương người lao động đầy đủ, đúng hạn. Ảnh H.Lan chụp trước khi có dịch Covid -19 |
NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn
Bộ luật Lao động 2019 tại Điều 94 cũng đã quy định NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ, hoặc cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. NSDLĐ không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của mình hoặc của đơn vị khác. Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Điều 97, NLĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. Nếu hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần, thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.
LĐ nữ có đặc quyền được nghỉ 30 phút trong ngày “đèn đỏ”
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 đã quy định quyền này, nhưng thực tế nhiều lao động (LĐ) nữ vì lí do tế nhị mà bỏ qua, không đòi hỏi quyền lợi hợp pháp. Cụ thể, LĐ nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu trong 3 ngày/tháng, và vẫn được hưởng đủ tiền lương làm trọn ngày theo HĐLĐ. Nếu LĐ nữ đó chủ động không nghỉ và được NSDLĐ đồng ý, thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.
Thời gian gần đây còn có tình trạng không ít chủ DN đã tạm giữ giấy chứng minh nhân dân, văn bằng chứng chỉ gốc của NLĐ... nhất là với một số việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để ràng buộc, giữ chân, thậm chí bắt ép NLĐ làm việc với thu nhập thấp, bị thiệt hại quyền lợi... Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 ghi rõ: NSDLĐ không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ. Không được yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ. Không được buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ.
Lâm Đồng: Chính quyền, công đoàn đồng hành với doanh nghiệp tuyển dụng lao động Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid-19 gia tăng nên nguồn lao động trong các doanh nghiệp thiếu ... |
“Viết nhạc phẩm cho người lao động cần có sự thấu hiểu, sẻ chia” Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đã hơn 20 năm, anh Nguyễn Đồng Long - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Dịch ... |
Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo Sau 2 ngày ngừng việc tập thể, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (Công ty Vienergy) đã đồng ý đi làm trở lại ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
- Cán bộ công đoàn vào bếp phục vụ đoàn viên, người lao động
- Thủ lĩnh “không ngại khó” của Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang
- Công đoàn Bệnh viện huyện Phúc Thọ tích cực chăm sóc sức khỏe toàn dân
- Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
- Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động