"Người truyền lửa"
Đời sống - 08/06/2022 11:24 NGÔ THỊ LỆ THU (Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai,TP. Đà Nẵng)
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh. Ảnh: NVCC |
“Trên những nẻo đường của Tổ quốc xinh tươi
Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương,
Có những bài ca nghe rạo rực lòng người.
Bài ca ấy, loài hoa ấy, đẹp như em - người giáo viên Nhân dân”
(Bài ca người giáo viên nhân dân, nhạc sĩ Hoàng Vân)
Cứ mỗi lần nghe những điệu nhạc du dương trầm bổng ấy, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xốn xang. Cái cảm giác lâng lâng, ngất ngây như lan tỏa bởi bao người đã hiểu và trân trọng nghề giáo viên, điều đó càng làm tôi yêu hơn cái nghề mà mình đã chọn. Nhưng chẳng phải vì thế mà tôi mượn bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân để nói đến nghề hay nói đến mình, mà giai điệu ấy làm tôi nhớ đến một người. Người mà bấy lâu nay tôi vô cùng yêu quý và cảm phục. Người đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Tôi còn nhớ như in cái ngày xưa ấy, cách đây mười bốn năm về trước, tôi được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê điều động về làm công tác giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Ngày đầu tiên đến trường, với bao điều bỡ ngỡ, vừa lạ lẫm bởi khung cảnh xung quanh, lại vừa không thân thiết với một ai khiến tôi vô cùng lo lắng. May thay lúc đó, có một người phụ nữ khoảng chừng 35 tuổi, gương mặt phúc hậu, mái tóc dài, đen mượt nhìn tôi với nụ cười thật tươi và hỏi:
- Em là giáo viên mới được bổ nhiệm à?
Tôi đang loay hoay chưa kịp trả lời thì cô lại hỏi tiếp:
- Em tên gì? Nhà em có ở gần đây không?
Bao câu hỏi ấy đã phần nào làm tôi hơi bối rối. Thế là tôi ậm ừ dạ… dạ…. và lần lượt trả lời tất cả những câu hỏi mà cô đặt ra. Tiếp đó, cô dắt tôi vào phòng hiệu trưởng, rồi cô lên lớp để giảng dạy, trước lúc đi cô vẫn không quên nói lời tạm biệt và chào tôi với nụ cười thật tươi.
Thế rồi, thời gian thấm thoát thoi đưa, ba mùa Xuân qua đi là ba năm công tác cùng cô, lúc nào tôi cũng được cô ân cần chỉ bảo. Khi thì kinh nghiệm giảng dạy, lúc thì trải nghiệm trong đời thường. Không chỉ có tôi mà tất cả giáo viên trong trường, đặc biệt là những cô giáo trẻ luôn được cô yêu thương, chia sẻ tận tình.
Nhưng một ngày kia, tôi tình cờ nghe được một tin bất ngờ từ đồng nghiệp. Lúc đó, tâm trạng tôi thật ngổn ngang: Vừa vui mừng nhưng lại vừa buồn bã. Mừng vì cô được thăng chức, buồn vì sắp phải xa cô. Vì cô được bổ nhiệm chức danh mới - Phó Hiệu trưởng tại Trường THCS Hoàng Diệu (TP. Đà Nẵng). Và ngày ấy cũng đến, cả trường làm lễ chia tay cô chuyển công tác, những gì lưu lại lúc này là bao lời nhắn nhủ của cô cùng vài tấm hình lưu niệm.
Ngày chia tay cô Ngọc Anh (áo trắng) chuyển đơn vị công tác. Ảnh: NVCC |
Ngày tháng trôi qua thật nhanh. Những năm cô xa trường là bao năm đong đầy kỉ niệm, nhưng không phải vì thế mà tình cảm anh, chị, em đồng nghiệp lìa xa. Thỉnh thoảng, cô tranh thủ chạy sang trường để thăm hỏi mọi người, cô còn đem rau, quả… mà cô tự trồng lên biếu mọi người nữa chứ. Ôi! Sao mà thân thương đến thế!
Người ta thường nói rằng: Có duyên ắt sẽ gặp lại nhau. Thật vậy, cô đã về, đã trở về lại mái nhà Minh Khai thân yêu sau hơn hai năm xa cách. Ra đi là một giáo viên, lúc về lại cô đã là Hiệu trưởng và sau đó là Bí thư Chi bộ nhà trường. Dường như cái duyên của cô với ngôi trường nhỏ này đã bén từ lâu. Cô về, mọi người vui mừng và hạnh phúc lắm. Như một người chị cả đi làm ăn xa nay đã trở về, trong lòng ai cũng hân hoan, chờ đón. Mọi người tay bắt mặt mừng, ôm chặt người đồng nghiệp cũ trong niềm vui khôn xiết.
Trên cương vị mới, cô bắt đầu vào việc, không để lãng phí thời gian. Cô thay đổi, chỉnh đốn lại những gì chưa phù hợp: Nào là phân chia lại chuyên môn của giáo viên; giao nhiệm vụ quan trọng cho những người có trách nhiệm, tâm huyết với nghề; biên chế lớp; sửa sang phòng học; phòng bộ môn…. Tất cả đâu vào đấy rất khoa học.
Cô luôn đôn đốc, nhắc nhở mọi người cần ra sức làm việc để nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. Chính vì vậy mà sau hơn một năm trên cương vị mới, chất lượng mọi mặt của trường đã có những chuyển biến tích cực: Chất lượng đại trà tăng; số lượng giải học sinh giỏi thành phố, quận cũng tăng vượt bậc (năm 2015: 01 giải; năm 2016: 09 giải; năm 2017: 12 giải). Và cho đến hôm nay, chất lượng hai mặt của trường đã từng ngày thay đổi trong sự tiến bộ, giải học sinh giỏi thành phố luôn ổn định và tăng nhẹ (năm 2022: 13 giải), ngôi trường nhỏ Minh Khai đã được nhiều người biết đến. Chất lượng bộ môn Toán, Ngữ Văn, Anh văn thường đứng Nhì, Ba,… cấp quận.
Công việc luôn bộn bề như thế nhưng cô vẫn thường quan tâm đến mọi người. Trong trường có giáo viên nào ốm, cô đều cùng mọi người đến để thăm hỏi tận tình. Giáo viên trẻ mới có gia đình, ra ở riêng được cô hướng dẫn cách đi chợ, thậm chí cô mua và làm sẵn thực phẩm đem lên trường giúp họ.
Ngày tháng dần trôi, trường chúng tôi đã quen với sự có mặt của cô cùng với lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc, tận tụy với đồng nghiệp và với học sinh. Vì vậy, cô không những được đồng nghiệp thương yêu, kính nể mà học sinh cũng rất yêu quý, tôn kính bởi tất cả những gì cô đã làm cho các em.
Cô luôn khích lệ kịp thời những em có học lực giỏi để tuyển chọn vào đội tuyển. Động viên, khuyên bảo đúng lúc những học sinh chưa ngoan để uốn nắn các em đi đúng hướng. Bằng những lời lẽ ân cần, cô như người mẹ hiền thứ hai của học sinh toàn trường, chính nhờ vậy mà rất nhiều em đã có sự tiến bộ rõ rệt về học tập cũng như về đạo đức. Chính những việc làm đó của cô giáo Ngọc Anh đã "truyền lửa" của tình yêu nghề, yêu người cho tất cả chúng tôi.
Cô Ngọc Anh trong Ngày hội Văn hóa dân gian tại trường. Ảnh: NVCC |
Ngoài ra, cô Ngọc Anh còn đi tìm các nguồn viện trợ từ những mạnh thường quân; cựu học sinh của trường; Hội từ thiện Bông Sen,…. để giúp đỡ, trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng chăm ngoan, vượt khó, học giỏi: năm 2016 cô đã xin sự hỗ trợ của Hội từ thiện Bông Sen được gần 27.000.000 đồng bằng hiện vật; năm 2017 cô đã xin được 64 phần quà trị giá 19.200.000 đồng. Có năm, cô đã xin được 5.000.000 đồng từ Hội Bông Sen để hỗ trợ những học sinh không có khả năng mua Bảo hiểm y tế. Chính nhờ cô mà 100% học sinh mua được bảo hiểm. Và cứ đều đặn như thế, đến hẹn lại lên, cứ đến đầu năm học, cô Hiệu trưởng Ngọc Anh lại xin nguồn viện trợ để giúp học sinh khó khăn. Trung bình hằng năm, Hội từ thiện Bông Sen và các nhà hảo tâm hỗ trợ từ 20.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng. Đây là số tiền không nhỏ để giúp đỡ, động viên rất nhiều học sinh.
Cô Ngọc Anh cùng các Đoàn viên Thanh niên bóc đậu ván để nấu chè mang đến các chốt trực phòng, chống dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Ảnh: NVCC |
Trong những đợt dịch Covid 19 vừa qua, đặc biệt là những ngày giãn cách xã hội năm 2020 và 2021, cô đã có những ý tưởng rất tuyệt vời nhằm đồng hành với đội ngũ đoàn viên làm công tác phòng chống dịch của phường Thạc Gián. Cô cùng các thầy cô giáo trong nhà trường nấu sữa đậu nành, chè đậu ván, chè đậu đen,… rồi mang đến các chốt trực để các bạn trẻ giải nhiệt mùa hè. Việc làm này của cô cũng đã được Đài Phát thanh Truyền hình thành phố đưa tin.
Không những giỏi việc cơ quan mà cô còn rất đảm đang việc nhà. Mọi việc lớn nhỏ trong gia đình dường như một tay cô vun vén. Chính điều đó mà hai đứa con của cô đều giỏi giang như mẹ. Cháu lớn sau khi nhận được học bổng và du học tại Ba Lan, nay đã về nước và làm giảng viên cho Trường Đại học PFT tại thành phố Đà Nẵng. Còn cháu nhỏ đang là sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học Tài chính Maketting tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thật tuyệt vời! Một con người vừa có tài lại vừa có tâm. Không có ngôn từ, bút mực nào có thể tả hết ân tình của cô dành cho trường, cho học sinh. Cô chính là người truyền ngọn lửa đam mê về tình yêu nghề, yêu học trò; ngọn lửa của sự quan tâm, chia sẻ. Với cô: “Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa,.... Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”.
Từ lúc về đến giờ, cô đã đem tất cả những tài năng, công sức, tâm huyết của mình để cống hiến cho trường với mong muốn góp phần tạo nên thương hiệu và đưa ngôi trường nhỏ bé này sánh ngang với các trường bạn trong địa bàn quận cũng như toàn thành phố Đà Nẵng thân yêu.
Qua bài viết này, tôi xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ cô và sẽ học tập theo cô làm những điều tốt đẹp. Tôi xin phép được thay mặt quý thầy, cô giáo, các em học sinh trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cảm ơn cô - người cô, người mẹ, người chị cả đã hết lòng vì đồng nghiệp, nặng tình với nghề, tận tụy với đàn em thân yêu. Mong cô mãi là đóa hoa ngát hương giữa muôn vàn bông hoa khoe sắc để mãi là người nhiệt huyết, tận tâm, là người truyền lửa, là tấm gương sáng soi đường, dẫn lối cho bao thế hệ hôm nay và mai sau tiếp nối.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2022
Khẳng định vị thế công đoàn trong doanh nghiệp Hẹn tới hẹn lui, nhờ nhiều người tác động tôi mới được gặp lại đồng chí Nguyễn Thị Khối, Chủ tịch Công đoàn cơ sở ... |
Cô giáo trẻ mang tiếng Anh về làng Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, không ít người trẻ chọn ... |
Cô giáo vượt nghịch cảnh tiếp sức mạnh cho bệnh nhân ung thư “Tôi mong We Can có thể góp một phần nào đó thay đổi suy nghĩ của mọi người dành cho bệnh nhân K (tên gọi ... |
Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà ... |
Phát động cuộc thi viết về công nhân, người lao động thành phố Đà Nẵng lần thứ I Chiều 12/5, LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động Cuộc ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế với có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản