Người quản đốc chăm chút từng sáng kiến
Hoạt động Công đoàn - 11/08/2023 19:00 HỒNG NHUNG
Chủ nhân nhiều sáng kiến xuất sắc của Học viện An ninh Nhân dân |
Mục tiêu giảm công sức, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất
Tốt nghiệp chuyên ngành Chế tạo máy, anh Hoàng Văn Thạnh đầu quân cho Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam từ năm 2010. Từ đó đến nay, gần như năm nào anh cũng có những sáng kiến mới giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, giúp tiết kiệm hàng trăm triệu đồng cho Công ty.
Tại phân xưởng lắp ráp DC Motor của máy in, có 03 dây chuyền hoạt động với tổng số 48 công nhân lắp ráp trực tiếp trên dây chuyền. Công suất lắp ráp mỗi chuyền được 5.600 sản phẩm/ngày.
Tại dây chuyền lắp ráp sản phẩm DC Motor, khi máy hoạt động thì sẽ tự động lấy linh kiện từ khay để lắp ráp, đến khi gần hết linh kiện ở khay công nhân phải cấp linh kiện bằng tay vào khay để máy có thể tiếp tục hoạt động. Mỗi lần cấp linh kiện phải mất 2 giây/ sản phẩm, chính vì vậy, mất rất nhiều thời gian. “Thoáng qua thì nghĩ 2 giây cũng không đáng gì, nhưng tính ra, tổng số chi phí sử dụng cho thao tác cấp linh kiện bằng phương pháp thủ công như này lên tới gần 145 triệu đồng/năm”, anh Thạnh cho biết.
Anh Hoàng Văn Thạnh trong Lễ trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023. Ảnh: NVCC |
Bất cập đó, khiến cho anh Thạnh quyết tâm tìm giải pháp để thay thế công đoạn thủ công này. Anh đã nghiên cứu và phối hợp với bộ phận kỹ thuật chế tạo dụng cụ tự động cấp linh kiện vào khay cho máy trên chuyền tự lấy và lắp vào sản phẩm đã được thay thế cho việc cấp linh kiện từng cái bằng tay vào khay như trước đây. Kết quả thành công như mong đợi, đã giảm được thời gian cấp linh kiện 2 giây/ sản phẩm, nhờ đó mà đã loại bỏ được thao tác cấp linh kiện, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, sản lượng trên chuyền không thay đổi.
Điều đáng nói, chi phí làm dụng cụ tự động cấp linh kiện chỉ mất 3 triệu đồng, nhưng sáng kiến này đã giúp cho người công nhân không phải nhặt từng linh kiện một để cấp vào giá đỡ linh kiện của máy mà khi nào gần hết linh kiện thì sẽ tự động cấp vào, cấp đầy khay thì tự động dừng cấp thông qua sensor cảm biến.
Từ tháng 3 năm 2020 đến nay, dụng cụ này được áp dụng cho tất cả 3 dây chuyền lắp ráp DC Motor ở xưởng sản xuất nhà máy số 1. Sáng kiến: Cấp linh kiện tại công đoạn lắp ráp cụm giá đỡ chổi than đã làm lợi cho Công ty gần 142 triệu đồng.
Cũng tại dây chuyền lắp ráp sản phẩm DC Motor ở nhóm lắp cụm giá đỡ chổi than, sau khi máy tự động lắp ráp xong, công nhân phải lấy cụm giá đỡ chổi than ra khỏi dây chuyền, để kiểm tra 2 chổi than có chạm vào nhau và bị kênh hay không. Sở dĩ, phải tiến hành thao tác kiểm tra này, vì nếu 2 chổi than không chạm vào nhau hoặc bị kênh thì sẽ không truyền được điện và motor không quay được.
|
“Tôi đã cùng với bộ phần kỹ thuật chế tạo, lắp thêm phần dụng cụ kiểm tra tự động vào máy lắp ráp. Cụm giá đỡ chổi than sau khi được gắp ra sẽ có thanh gá tự động đẩy linh kiện vào vị trí kiểm tra, phần kiểm tra sẽ tự động hạ xuống và kiểm tra xem máy có hiện lên trạng thái “OK” hay không. Nếu “OK” thì sẽ tự động chuyển sang công đoạn tiếp theo, còn trường hợp xuất hiện “NG” (tức sản phẩm bị lỗi) thì sẽ có còi báo và máy sẽ dừng đến khi được xử lý”, anh Thạnh hào hứng chia sẻ.
Chỉ với 7 triệu đồng là chi phí làm dụng cụ tự động cấp linh kiện, nhưng, hiệu quả mà sáng kiến “Cải tiến thao tác kiểm tra sự tiếp xúc của 2 chổi than” do anh Thạnh thực hiện đã làm lợi tới gần 362 triệu đồng cho Công ty. Quan trọng nhất, sáng kiến này đã giúp cho công nhân không cần phải lấy từng cái cụm linh kiện lên để kiểm tra bằng mắt, mà dụng cụ sẽ trực tiếp kiểm tra tự động trên thanh trượt. Khi phát hiện ra cụm linh kiện lỗi thì sẽ báo hiệu cho người quản lý biết và nhanh chóng xử lý.
Cũng xuất phát thói quen quan sát tỉ mỉ mỗi ngày, anh Thạnh nhận thấy, tại công đoạn lắp bánh răng vào trục động cơ chổi than. Người công nhân đang phải lấy từng cái bánh răng một và xoay đúng hướng rồi cho vào trụ đỡ của máy, sau đó robot tự động gắp bánh răng rồi ép vào trục động cơ. Như vậy công nhân đang mất thời gian lấy bánh răng và xoay hướng rồi cho vào máy để lắp.
“Thấy công nhân phải lấy bánh răng từng cái một cho vào trụ đỡ của máy rất mất thời gian, tôi đã sáng kiến ra dụng cụ tự xoay bánh răng cùng về một hướng rồi chảy theo rãnh dụng cụ đến vị trí robot gắp và lắp vào trục động cơ. Nhờ đó, công nhân không phải cấp bánh răng nữa mà cấp tự động bằng dụng cụ”, anh Thạnh chia sẻ.
Người quản lý trách nhiệm và tâm huyết
Với trách nhiệm là Quản đốc bộ phận sản xuất có hơn 2.000 công nhân lao động, trong đó có tới 68% là lao động nữ, anh Thạnh thường xuyên quan tâm trao đổi mọi vướng mắc trong công việc cũng như trong sinh hoạt và tạo mọi điều kiện để lao động nữ có môi trường làm việc tốt nhất, an tâm thực hiện tốt công việc.
Còn đối với lao động nam là lực lượng lao động kỹ thuật, làm việc trực tiếp với các máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại của Nhật, anh Thạnh thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, tuân thủ thực hiện theo quy trình hướng dẫn thao tác và các quy định trong công ty. Đảm bảo an toàn trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện phát động, giám sát các hoạt động cải tiến, sáng kiến trong lao động, công tác an toàn vệ sinh, hoạt động 5S trong công ty.
|
Hàng tuần, anh Thạnh cùng tham gia với các nhân viên tìm kiếm các công việc có thể cải tiến được và đưa ra ý tưởng, để cải tiến. Bản thân anh luôn nghiên cứu, tìm tòi để không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu gánh nặng cho công nhân lao động cũng như góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm của Công ty.
Từ năm 2018 đến nay, anh đã đào tạo, nâng cao tay nghề cho 53 nhân viên về nghiệp vụ sản xuất như là quản lý con người, chỉ đạo công việc, phân chia công việc lắp ráp theo từng công đoạn và cân bằng thời gian các công đoạn để đạt hiệu suất công việc cao, tìm kiếm các vấn đề và đưa ra các đề án, thực hiện cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Ngoài ra, anh đã tham gia đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên mới và hướng dẫn kỹ năng vận hàng máy ở hiện trường sản xuất cho 10 nhóm công nhân lao động.
Anh Hoàng Văn Thạnh trong vai trò Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam. Ảnh: Cuộc sống An toàn |
Không chỉ là một người Quản đốc bộ phận sản xuất trách nhiệm, anh Hoàng Văn Thạnh còn là Chủ tịch công đoàn rất tâm huyết. Anh cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty chủ động tham mưu Ban Giám đốc triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; tiên phong thực hiện các phong trào thi đua, nhất là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đồng thời, tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện, hỗ trợ để người lao động ứng dụng các ý tưởng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cho Công ty và thu nhập cho bản thân.
Với những cống hiến của mình, năm 2017 và 2020, anh được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo; năm 2020 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; năm 2021 được Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen.
Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo Là người có nhiều đề án cải tiến xuất sắc để giảm thao tác khó và nâng cao môi trường làm việc cho người lao ... |
Hàng trăm đề tài, sáng kiến được áp dụng từ phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua (2018-2023), hoạt động của Công đoàn Viên chức tỉnh Thái Bình đã thu được kết quả khá toàn diện, hoàn thành cơ ... |
Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến Theo FPT Digital, phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Hoạt động Công đoàn - 31/08/2024 19:38
Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ
Chị Phan Thị Lan (SN 1989), Công đoàn viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là người nhiệt huyết với công việc, không may bị bệnh hiểm nghèo. Chính vòng tay Công đoàn đã giúp chị vượt qua tất cả, tìm lại được giá trị cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 31/08/2024 17:43
Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa
Phong trào thi đua liên kết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã khép lại, nhưng dư âm, khí thế hào hùng và nhiệt huyết từ phong trào thi đua này sẽ tiếp tục lan tỏa.
Hoạt động Công đoàn - 30/08/2024 17:28
Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...
Tôi là Nguyễn Thị Kim Tường (sinh năm 1976), giáo viên môn Văn, Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tôi xin kể lại biến cố cuộc đời đầy bi kịch của mình và nhờ vòng tay Công đoàn đã “tái sinh” tôi thêm lần nữa, cho tôi có cơ hội trở lại nghề giáo và vượt lên số phận nghiệt ngã để trở lại cuộc sống bình thường đầy mơ ước!
Công đoàn - 30/08/2024 10:14
Công đoàn kêu gọi người lao động đảm bảo an toàn giao thông dịp 2/9
Tổ chức Công đoàn Việt Nam truyền đi thông điệp “Tính mạng con người là trên hết", kêu gọi đoàn viên, người lao động cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.