Người chèo lái công ty "vượt bão"
Nét đẹp Người lao động - 03/09/2021 09:55 Nguyễn Văn Giang
Ông Võ Sơn (áo tím) thường xuyên thăm hỏi, động viên người lao động trong sản xuất. |
Cùng nhau vượt khó
Năm 2001, Công ty FLD được thành lập tại Khu công nghiệp Bình Tân (TP. Nha Trang) với 100% vốn nước ngoài (Pháp). Công ty chuyên sản xuất trang phục phụ nữ kiểu Pháp cao cấp xuất khẩu. Những ngày đầu hoạt động, đơn hàng dồi dào, công ty làm ăn phát triển, quyền lợi của hơn 80 lao động được đảm bảo.
Đến năm 2005, công ty chuyển đến Khu Công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm) và mở rộng nhà xưởng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, nguồn hàng làm ra không thể xuất được nên công ty phải nợ ngân hàng, chủ hàng.
Đồng thời, các ông chủ người Pháp đã gom tiền và bỏ trốn về nước, đẩy công ty đến bờ vực giải thể, người lao động thiếu việc làm, không có thu nhập. Các chế độ của công nhân không được giải quyết do công ty nợ hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội; cùng với đó là khoản nợ ngân hàng hơn 7 triệu USD, nợ đối tác hơn 2 triệu USD...
Ông Sơn (áo tím) luôn sát sao với các hoạt động của nhà máy. |
Trước tình cảnh đó, ông Võ Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty (được thuê làm quản lý) và Ban Chấp hành CĐCS đã tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn.
Ông Sơn cho biết: “Để doanh nghiệp tồn tại, tôi và Ban Chấp hành CĐCS đã trực tiếp tiếp xúc với công nhân để trình bày rõ sự tình, qua đó toàn thể công nhân đã đồng lòng ủng hộ. Chúng tôi cũng làm việc với 60 chủ hàng để họ chia sẻ khó khăn. Mặt khác, công ty được lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành hỗ trợ để từng bước tháo gỡ khó khăn...”.
Ông Sơn đã trực tiếp vào TP. Hồ Chí Minh tìm đối tác để có nguồn hàng sản xuất và kêu gọi nhà đầu tư mới. Dưới sự đồng thuận của công nhân, sự điều hành của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, từ năm 2009 đến 2012, công ty đã duy trì được hoạt động, làm ăn có lãi và trả nợ cho ngân hàng hơn 13 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập cho công nhân.
Đến tháng 5/2013, Tập đoàn An Phước (TP. Hồ Chí Minh) mua lại công ty với giá hơn 50 tỷ đồng. Từ đó, công ty đã trả được nợ cho ngân hàng, bạn hàng và hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội, 1,5 tỷ đồng tiền lãi nợ bảo hiểm xã hội. Theo đề nghị của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, Tập đoàn An Phước đã giữ nguyên bộ máy và số công nhân gắn bó với công ty.
Bảo đảm quyền lợi, an toàn cho công nhân
Chị Ngô Thị Xuân Thảo - công nhân công ty cho biết: “Hơn 15 năm làm việc ở đây, chúng tôi thấu hiểu sự thăng trầm của công ty. Trong lúc khó khăn nhất, cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Chính sự quan tâm ấy mà chúng tôi đã chia sẻ với công ty để cùng vượt khó và an tâm gắn bó với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các chế độ, chính sách luôn được công ty thực hiện đầy đủ, thu nhập bình quân của công nhân hơn 6 triệu đồng/người/tháng”.
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức xe đưa đón công nhân ở xa, hỗ trợ xăng xe, ăn trưa cho công nhân với mức trên 15.000 đồng/ngày/người. Hằng năm, công ty còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đầu tư cải tạo nhà xưởng, môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe cho công nhân; huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động cho công nhân...
Trong lúc khó khăn nhất, ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân. |
Ông Võ Sơn cho biết: “Trải qua khó khăn, chúng tôi thấy rằng, công ty có thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, quyền lợi và quan tâm chăm lo công nhân thì họ mới sẵn sàng chia sẻ khi gặp khó khăn. Xuất phát từ một người làm thuê, trải qua những gian khó, vất vả của người công nhân nên tôi rất hiểu ở họ cần gì. Do vậy, khi được làm lãnh đạo công ty, tôi luôn đề cao vai trò quan trọng của người công nhân. Họ là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chăm lo, quan tâm, tạo điều kiện cho công nhân yến tâm làm việc, nâng cao thu nhập chính là tạo tiền đề cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững”.
Chính với suy nghĩ và hành động ấy của ông Sơn đã giúp Công ty FLD ngày càng phát triển vững mạnh, được người lao động tin tưởng và gắn bó lâu dài.
Ông Sơn được đánh giá cao vì dù khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại. |
Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến cho không ít doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều chủ doanh nghiệp thể hiện tài trí, sự nỗ lực để không “bỏ rơi” người lao động.
Dịch tác động, khiến hàng hóa Công ty FLD không xuất đi được do các đơn hàng báo tạm hoãn, trong khi đó, nguồn nguyên liệu không nhập về được. Trong lúc này, ông Võ Sơn thường xuyên có mặt tại xưởng sản xuất động viên công nhân. Đồng thời, liên tục mở các cuộc họp bàn với các cộng sự để tìm giải pháp duy trì việc làm và ổn định tinh thần cho gần 1.200 công nhân. “Chúng tôi đã quyết định tổ chức lại sản xuất, bố trí cho công nhân làm giãn ca. Các đơn hàng đang có bố trí cho người lao động chia nhau làm. Đồng thời, chúng tôi động viên công nhân tiết kiệm tối đa, nâng cao năng suất để tồn tại, bố trí lao động ở những bộ phận còn việc làm để anh em không một ai phải nghỉ việc. Đồng thời, tôi đã họp bàn tìm kiếm đối tác mới và chuyển qua sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn”.
Với sự nhạy bén của ông Sơn và lãnh đạo công ty đã giúp người lao động luôn có việc làm, thu nhập. Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho công nhân, phòng chống dịch bệnh, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế: Cấp phát khẩu trang, nước sát khuẩn, khử khuẩn nơi làm việc, xe đưa đón, đo thân nhiệt, lập phòng cách ly, thành lập bộ phận theo dõi sức khỏe công nhân…để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào công ty. Với những giải pháp, cách làm đó, đến nay Công ty FLD đảm bảo an toàn.
Ông Sơn (thứ 2 từ trái sang) nhận được bằng khen của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa. |
Bà Huỳnh Thị Nam Khánh, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh cho biết, tuy rơi vào khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chế độ cho công nhân. Chính vì thế, người lao động ở công ty rất đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, an tâm, gắn bó lâu dài với đơn vị.
Kết quả đó có được là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS công ty. Ông Sơn từng tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh nhiệm kỳ 2014-2018. Tuy hiện nay, ông Sơn đã giao toàn bộ hoạt động, điều hành của Công đoàn cho người khác, nhưng ở vị trí lãnh đạo công ty, ông luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công đoàn hoạt động, luôn bám sát, dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất để công đoàn chăm lo công nhân…
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc