Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Vòng tay Công đoàn - NHƯ PHƯƠNG - LĐLĐ huyện A Lưới

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Chị Lê Thị Hải, đoàn viên Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Mầm non Sơn Ca bên người con nuôi của mình. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Đều bị bỏ rơi khi vừa mới sinh ra, hai em Hồ Thảo Hiền và Hồ Khương Sang thật may mắn được chị Lê Thị Hải, đoàn viên CĐCS Trường Mầm non Sơn Ca và chị Hồ Thị Thu Hồng, đoàn viên CĐCS Ban Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ công ích huyện A Lưới cưu mang, nuôi lớn trong tình yêu thương vô bờ của một người mẹ.

Tiếp nối sự sống cho em Hiền…

Đến xã Hồng Kim, huyện A Lưới, khi nói đến chị Lê Thị Hải, đoàn viên CĐCS Trường Mầm non Sơn Ca là nhân viên cấp dưỡng tại trường thì hầu hết người dân trên địa bàn ai cũng biết, bởi chị là người phụ nữ nghèo nhưng có trái tim giàu tình yêu thương và nhân hậu.

Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Thương - Chủ tịch CĐCS Trường Mầm non Sơn ca cho hay, chị Hải là nhân viên cấp dưỡng đã làm việc tại trường nhiều năm nay. Vào năm 2018, chị tình cờ nhặt được một bé gái vừa mới sinh ra, bị mẹ bỏ rơi dưới hầm vệ sinh. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng chị đã mang cháu về nuôi, chăm sóc như con đẻ của mình.

Chúng tôi lại tìm đến nhà chị Lê Thị Hải, tại xã Hồng Kim để hiểu hơn về cuộc sống cũng như những việc làm giàu tình người của một đoàn viên ở huyện mình. Chị Hải có vẻ ngoài kham khổ, khi trò chuyện với mọi người thì gần gũi, ấm áp.

Khi nhắc đến em Hồ Thảo Hiền là bé gái mà chị Hải đã nhận nuôi từ 4 năm trước, nữ nhân viên cấp dưỡng kể lại, cuối năm 2018, vào một buổi sáng mùa đông, như thường lệ chị dậy sớm ra vườn làm cỏ. Lúc đó, cứ nghe văng vẳng bên tai có tiếng trẻ con khóc, càng tới gần hầm vệ sinh thì tiếng khóc càng lớn dần. Đi đến nơi, chị phát hiện ra một bé gái đang nằm dưới hầm vệ sinh, được quấn trên mình một miếng vải, lúc đó cháu vẫn chưa được cắt rốn. Quá hoảng hốt, chị liền bế bé lên rồi ôm chạy về nhà, vừa chạy chị vừa la lên “mọi người ơi, mọi người ơi…”

“Lúc đó, tôi chỉ có một suy nghĩ là phải vệ sinh cho bé và mang bé đến bệnh viện để thở oxy, kiểm tra sức khoẻ vì bé rất yếu. Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện, sức khỏe của bé dần ổn định và được xuất viện. Thực sự, lúc đó gia đình rất khó khăn, xác định mang bé về nuôi và chăm sóc là rất vất vả”, chị Hải nói.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Em Hiền được các cô chăm sóc, dạy học tại Trường Mầm non Sơn Ca. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Mấy hôm sau, nghe tin chị nhặt được bé gái, nhiều người đã đến thăm hỏi, hỗ trợ tiền bỉm, sữa cho bé. “Do hoàn cảnh khó khăn, việc chăm sóc con không thể bằng những gia đình khá giả nên bây giờ con bị suy dinh dưỡng. Cứ mỗi lần nhìn con lại thấy thương, sinh ra không được mẹ yêu thương, chăm sóc. Bây giờ ở với tôi, không biết sau này con có được may mắn hay không?”, chị Hải khóc và nói.

Mở lòng nuôi dưỡng em Sang…

Qua câu chuyện về chị Hải, chúng tôi tình cờ được biết thêm một trường hợp khác có cùng cảnh ngộ, đó là chị Hồ Thị Thu Hồng, đoàn viên CĐCS Ban Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ công ích huyện A Lưới đã nhặt được và nhận nuôi một bé trai bị bỏ rơi ở thùng rác.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Hình ảnh em Hồ Khương Sang vào ngày mới được đưa về nuôi dưỡng. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Theo chân đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch CĐCS Ban Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ công ích huyện A Lưới đến thăm nhà chị Thu Hồng, vừa đi đồng chí Hà vừa chia sẻ: “Khi nghe tin chị Hải nhặt một bé trai bị sứt môi về nuôi, chúng tôi cũng rất ngỡ ngàng. Thật sự gia đình chị quá khó khăn, cơm ăn ngày ba bữa còn khó. Giờ nuôi thêm một đứa trẻ mới sinh không phải là điều dễ dàng...”.

Chúng tôi đến nhà chị Hồng khi đã trưa, cũng là lúc chị vừa đi làm về, chị vội vàng rửa tay chân rồi nói: “Thật ra đi làm việc của cơ quan xong từ sớm và tôi tranh thủ đi kiếm thêm ve chai bán để có thêm thu nhập”.

Khi được hỏi chuyện về em Hồ Khương Sang, bé trai mà chị nhận nuôi từ 10 năm trước, chị Hồng nhớ lại: “Hôm đó là sáng ngày 05/11/2012, tôi được giao thu gom và quét rác tại quãng đường đi vào xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới), đang làm thì tôi nghe chị Kăn Tâm (đồng nghiệp) kêu lên ở đây có một đứa trẻ. Lúc đó bản thân thấy tò mò nên lại xem, quanh đó cũng có rất nhiều người chạy đến. Tôi lại gần thì thật sự không thể tin là có một bé trai nằm trong đống rác hỗn độn, hôi thối. Đưa bé ra khỏi thùng rác, chúng tôi thấy bé bị sứt môi rất nghiêm trọng. Lúc đó, tôi đã nhờ các anh chị trong đội làm tiếp phần việc của tôi, còn tôi cùng chị Kăn Tâm mang bé về nhà tắm gội, thay quần áo”.

Để tìm một gia đình tốt hơn cho bé Sang, chị mang bé đến cho Sơ ở nhà thờ, nhưng Sơ từ chối vì tuổi đã cao, sức khỏe yếu. Thế rồi chị mang bé lên chợ cho chị Ty (vợ chồng chị này hiếm muộn) nhưng cũng bị từ chối nhận nuôi. Suốt 4 ngày liền, mang bé đi khắp nơi nhưng không có ai nuôi, thấy vậy, chồng chị mới nói: “Nó là con người chứ có phải là đồ vật hay hàng hóa đâu mà cứ mang đi mang về, nó cũng muốn được sống, không ai nhận thì để đó gia đình mình nuôi”.

“Nhìn con lúc đó đáng thương lắm, có lẽ vì con bị sứt môi, dị dạng như vậy nên mẹ bé đành tâm bỏ đi, cũng vì vậy mà ai cũng ái ngại và không muốn nhận nuôi bé. Gia đình tôi vốn rất khó khăn nên ý nghĩ nuôi bé có thoáng qua trong đầu nhưng không dám nói ra. Khi nghe chồng nói để đó gia đình mình nuôi vậy là mọi ái ngại trong lòng cũng không còn nữa”, chị Hồng chia sẻ trong ngậm ngùi.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Em Sang vui vẻ bên mẹ Hồng. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

May thay, ông trời cũng thương cho em Sang và thương cả vợ chồng chị Hồng nên em rất ngoan, dễ nuôi. Bây giờ em Sang đã chuẩn bị lên lớp 2, rất ngoan và lễ phép. Gia đình vốn khó khăn, chồng chị ốm đau thường xuyên, cả gia đình chỉ dựa vào mỗi đồng tiền lương ít ỏi của chị. Để lo cho gia đình thì hằng ngày ngoài công việc cơ quan giao, chị đi nhặt thêm ve chai, đi làm cỏ, dọn dẹp nhà cửa...Vừa rồi, Bệnh viện Đại học Y dược Huế gọi chị, bảo mang cháu đến để phẫu thuật vá hàm ếch lần 2 nhưng cháu chưa đủ cân nặng nên phải chờ thêm một thời gian nữa.

Sự quan tâm, sẻ chia của công đoàn và cộng đồng

Trong những năm qua, hằng tháng các em Hồ Khương Sang và Hồ Thảo Hiền đều nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Mỗi tháng các cháu đều nhận được tiền chế độ mồ côi của các ban, ngành và đoàn thể đóng góp, hỗ trợ.

Đồng chí Lê Thị Thương - Chủ tịch CĐCS Trường Mầm non Sơn Ca cho biết: “Nhà trường và Công đoàn đã phối hợp, tạo điều kiện cho cháu Hiền đến lớp từ khi 6 tháng tuổi và kêu gọi giáo viên hỗ trợ tiền ăn cho cháu cho đến bây giờ”.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Tuy đã lên lớn 2 nhưng việc ăn uống của em Hồ Khương Sang (phải) rất khó khăn. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Đối với gia đình chị Hồng, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch CĐCS Ban Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ công ích cho biết, từ khi chị Hồng nhận nuôi bé Sang đến nay luôn được sự quan tâm của các cấp công đoàn, gia đình chị thường nằm trong danh sách đoàn viên được hưởng các chế độ hỗ trợ, món quà dù lớn dù bé thì vẫn xét cho chị để động viên và giúp chị vượt qua khó khăn, phần nào thêm vào giúp chị chăm sóc và nuôi dạy cháu.

Trao đổi về những trường hợp trên, đồng chí Vũ Ngọc Thương - Phó chủ tịch LĐLĐ huyện A Lưới cho hay, từ khi được CĐCS thông tin về 2 trường hợp chị Hải và chị Hồng, LĐLĐ huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho hai chị. Hằng năm vào dịp lễ, Tết, Tháng Công nhân hoặc những lúc có hỗ trợ đoàn viên khó khăn, chúng tôi luôn ưu tiên các chị vào danh sách đầu tiên.

“Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau, không phải là con của mình là một điều mà không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể làm được, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ càng không dễ dàng. Thế nhưng, với tấm lòng nhân hậu của mình, hai người phụ nữ - những nữ công thuộc Công đoàn huyện A Lưới đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ khôn lớn... Chúng tôi thật sự thán phục và ngưỡng mộ”, Chủ tịch CĐCS Trường Mầm non Sơn Ca cho biết.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn

Kỷ niệm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2022), Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên ...

Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên

Ngày 28/7, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho anh Hồ ...

Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn” Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”

Đó là trường hợp của chị Hồ Thị Đẹp, đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vòng tay Công đoàn -

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.

Vòng tay Công đoàn -

Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Vòng tay Công đoàn -

Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.

Công đoàn -

Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).

Vòng tay Công đoàn -

Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.

Công đoàn -

TP Hồ Chí Minh, ngày 26/9/2023 Gửi em, người đồng nghiệp thân thương! Còn hai ngày nữa là đến Trung thu và là ngày giỗ thứ 7 của em. Nhìn khói nhang bay lên quyện thành những vòng tròn mờ ảo, nhìn đôi mắt to tròn, đen lay láy và nụ cười tươi tắn của em trên di ảnh, chị vẫn không thể nào tin được em gái của chị đã đi xa thật rồi, để lại trong lòng mọi người niềm thương nhớ khôn nguôi.

Video

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Công đoàn -

Trong làn nắng vàng tươi vừa hửng sau cơn mưa, ngôi nhà mới với màu sơn thanh nhã của gia đình chị Đặng Thị Nhạn ở khu phố 3, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị gợi cảm giác thân gần và yên bình. Trong những hỏi han với người quanh đây là biết “Mẹ con chị Nhạn nhờ cơ quan y tế của huyện và Công đoàn trên tỉnh giúp mà mới làm được nhà đẹp rứa”.

Công đoàn số -

Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức diễn ra rất thành công. Thông qua cuộc thi hàng nghìn trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp... giúp đỡ.

Vòng tay Công đoàn -

Thấu hiểu rằng, còn rất nhiều đoàn viên, người lao động của ngành có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, điều kiện công tác xa nhà, ốm đau, bệnh tật.

Vòng tay Công đoàn -

5 năm qua, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã chủ động, tích cực, đổi mới trong các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động.

Vòng tay Công đoàn -

“Công đoàn làm chi mà đi nhiều rứa mẹ”. Nhiều lần, tôi nghĩ phải trả lời thế nào cho đầy đủ về câu hỏi này của con....Hơn 10 năm làm báo công đoàn, gắn bó với các hoạt động của Công đoàn Nghệ An

Vòng tay Công đoàn -

Tôi cứ trăn trở mãi, nhưng rồi cũng quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng truyền cảm xúc tới những cán bộ công đoàn đang ấp ủ bài viết và cả những người chưa nghĩ tới việc viết tin bài bao giờ; tiếp thêm lòng quyết tâm vượt qua chính mình để làm truyền thông công đoàn, góp phần đổi mới hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Công đoàn -

Cuốn sổ tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng được Tạp chí Lao động và Công đoàn trao cho em Nguyễn Đức Hiếu (Lạng Sơn) – con công nhân mồ côi do Covid-19, sáng 14/4/2023.

Vòng tay Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn đã trao hỗ trợ cho em Đặng Ngọc Duyên, sinh năm 2006, dân tộc Nùng, ngụ ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, học sinh lớp 11XH1, Trường THPT Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Được biết, Ngọc Duyên là nhân vật trong tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết "Vòng tay công đoàn" lần thứ 2 năm 2022 do Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức.

Công đoàn -

Trong thời điểm ngặt nghèo nhất của cuộc đời, những đoàn viên có hoàn cảnh éo le được “Vòng tay Công đoàn” dang rộng chở che và dìu dắt vượt lên số phận. Hôm nay, họ một lần nữa khóc cười cùng cán bộ công đoàn – những người đã đồng hành, viết nên câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”.

Công đoàn -

Sáng nay (28/10/2022), tại tầng 3, trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số 65 Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức. Lễ trao giải được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Truyền thống xuất bản Tạp chí Lao động và Công đoàn (1/10/1929 – 1/10/2022).