Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Câu chuyện quanh tôi - 04/03/2022 17:22 BỘI NHIÊN
Sở Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Sản - Nhi Hà Nam chậm, nợ lương nhân viên |
"Điểm tựa" của đoàn viên, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh |
Long An thành lập Trạm Y tế lưu động đảm bảo an toàn cho công nhân lao động đón Tết |
Kỹ thuật viên Lê Thanh Vũ (bên trái) tham gia hội chẩn ở Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bội Nhiên. |
Từ nỗi sợ bệnh lao đến xin làm việc tại bệnh viện lao
Anh Lê Thanh Vũ là kỹ thuật viên (KTV) hình ảnh y học yêu nghề và với những bệnh nhân bị bệnh lao. Trước khi phụ trách KTV trưởng của Bệnh viện Chuyên khoa (BVCK) Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị, anh công tác tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội. Anh đã vượt qua sự kỳ thị với bệnh lao và người bệnh lao để sống và làm việc vì người bệnh lao. Chia sẻ về cái duyên đến với công việc này, anh Vũ bộc bạch: “Nói thiệt, ở quê mình có nhiều người mắc bệnh lao và sự kỳ thị với người bệnh lao ăn sâu trong cộng đồng từ bao đời rồi nên trong thời gian còn học ở trường cao đẳng kỹ thuật mình không dám, không đủ tự tin để chụp một tấm phim X-quang lao nào. Tới khi làm việc theo diện hợp đồng tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội của tỉnh, phụ trách phòng X-quang của khoa Khám bệnh thì mỗi lần chụp X-quang lao là mình đeo tới hai hoặc ba chiếc khẩu trang mà vẫn sợ. Nhưng mình cũng dần hiểu người bệnh lao rất đáng thương vì họ bị kỳ thị đến mức nhiều người bị trầm cảm, xa lánh đến tội nghiệp. Từ đó, họ không dám tiếp xúc với ai.
Phần lớn người mắc bệnh lao là người già, người nghèo, có người bị câm. Mỗi lần trò chuyện với họ, mình cảm thấy họ tự tin hẳn khi được hỏi “khỏe không”, rồi lần sau gặp lại là họ chủ động chào mình và cười nói với mình, ngay cả người câm cũng hễ gặp là cười. Có lẽ vì vậy mà dần dần mình thích cho người bị bệnh lao nên đã chủ động xin được làm việc ở BVCK Lao và Bệnh phổi ngay từ ngày đầu bệnh viện được thành lập và đi vào hoạt động. Vào đây làm việc rồi, nhưng một thời gian dài sau đó, mình vẫn không dám nói với gia đình biết”.
Được hỏi, trong quá trình công tác, có kỉ niệm nào khiến anh ấn tượng không thể quên? Anh Vũ tâm sự, anh từng bật khóc khi một mình dựng buồng tối tráng rửa phim X-quang. Anh chia sẻ, chiếc máy X-quang nặng 3,5 tạ. Cứ đi khám sàng lọc bệnh lao ở tuyến xã là anh phải mang chiếc máy này theo. Mỗi lần như thế, cán bộ, nhân viên của BVCK Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị lại cùng anh khiêng chiếc máy này lên và xuống ô tô. Từ năm 2011, anh Vũ đã thường xuyên tham gia các đợt khám sàng lọc chủ động ở các xã và các trại giam trong tỉnh theo kế hoạch của chương trình “Chống lao Quốc gia”. Để khám sàng lọc bệnh này thì luôn cần máy X-quang nên tại mỗi điểm đến, anh Vũ lại phải tìm , lúc thì trên bãi đất trống, lúc thì ngay trong nhà vệ sinh của trạm y tế xã hoặc trại giam bằng cách dựng mấy khung sắt thật chắc chắn rồi phủ bạt lên.
Kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ và hệ thống rửa, tráng phim X-quang đặt trong buồng tối trên xe ô tô bán tải. Ảnh: B.N. |
Buồng tối dã chiến như vậy vô cùng cần thiết vì các đợt khám sàng lọc bệnh lao ở cộng đồng yêu cầu phải trả phim ngay. Với người có biểu hiện ho hoặc có các triệu chứng nghi mắc lao, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang tại buổi khám nên KTV phải nhanh chóng rửa phim, phơi phim để bác sĩ đọc phim và có kết quả chẩn đoán ban đầu đối với từng người. Rất nhiều người đi khám lao không thể nán lại trạm y tế để nhận kết quả chẩn đoán hình ảnh trên phim X-quang được, đặc biệt là bà con người dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Cô ở miền núi như huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông do công việc sinh kế trên đồng áng, nương rẫy, trang trại không nghỉ lâu được đã bao đời nay vẫn nghĩ “người miềng có một cơn ho là rất bình thường”.
Tuy là buồng tối dã chiến nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu tuyệt đối tối nên để hoàn thành chiếc buồng này thường mất nhiều tiếng và cần 4 - 5 người cùng làm. Vậy mà có những lúc phải làm một mình khiến anh bật khóc. Một lần dựng buồng tối tại nơi khám sàng lọc bệnh lao ở xã Hải Thiện của huyện Hải Lăng, một khung sắt bất ngờ rơi vào đầu anh Vũ. Anh đã phải khâu 3 mũi và tiêm vắc xin phòng uốn ván…
Quan tâm, thấu hiểu bệnh nhân
Những bận rộn với các đợt khám định kỳ cho người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và người nhiễm HIV tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cũng như hoạt động khám, đo chức năng hô hấp ở người có triệu chứng nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để tư vấn về điều trị do BVCK Lao và Bệnh phổi phối hợp Trung tâm Y tế Dự phòng, các trung tâm y tế trong toàn tỉnh tổ chức vẫn không ngăn được KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ trăn trở cải tiến buồng tối dã chiến. Anh Vũ luôn suy nghĩ phải làm gì để rút ngắn thời gian dựng buồng tối dã chiến trong mỗi đợt khám sàng lọc chủ động bệnh lao tại cộng đồng ở các huyện trọng điểm lao như Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa và bảo vệ máy chụp X-quang, bộ phận điều khiển và thiết bị rửa phim vào những hôm trời mưa.
Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị, nơi anh Lê Thanh Vũ đang công tác. Ảnh: Tỉnh ủy Quảng Trị. |
Với sự thôi thúc không ngừng từ động lực sáng tạo và cống hiến của tuổi trẻ, nhất là với một người trẻ đã tự nguyện gắn bó với chuyên khoa lao của ngành Y tế tỉnh nhà, anh Vũ tiếp tục tham gia khám tầm soát bệnh lao ở các xã Pa Tầng và A Dơi của huyện Hướng Hóa, Trại giam Nghĩa An và Cơ sở giáo dục Hoàn Cát trên địa bàn huyện Cam Lộ. Anh Vũ vẫn che phòng vệ sinh của trạm y tế hoặc trại giam lại làm buồng tối. Anh vui khi bác sĩ vui mừng thông báo với người không có tổn thương ở phổi là họ không bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Anh Vũ cẩn trọng với từng tấm phim X-quang chụp hình ảnh lá phổi của người sơ nhiễm lao, người mắc lao không có triệu chứng, người đã bị vi khuẩn lao làm xơ hoặc xẹp phổi, người “bữa trước có ho, đợt ni không ho nữa”... Trong những lần khám ở các xã của huyện Hướng Hóa, hình ảnh X-quang do anh Vũ chụp có hôm đã giúp chương trình phát hiện 5 ca bệnh lao. Cao điểm có đợt phát hiện 46/48 người được chụp X-quang xuất hiện tổn thương nghi lao thấy trên phim, đa phần trong số họ là người trên 80 tuổi, người neo đơn.
Anh Vũ bảo, có lần nhìn thấy trên phim X-quang một hang ở đỉnh phổi của một cán bộ trại giam, để giúp người đó không rơi vào tâm lý lo sợ và mặc cảm, anh đã nói: “Lần chụp này chất lượng phim xấu nên rất dễ nhầm khi chẩn đoán và anh hãy về khoa Lao của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội của tỉnh để bác sĩ kiểm tra lại mới có khẳng định đúng”. Sau đó, người cán bộ này đã được điều trị lao và khỏi bệnh, trở thành một trong những trường hợp điển hình khẳng định Quảng Trị là một trong các tỉnh đạt hiệu quả cao về phòng chống lao của Việt Nam với kết quả phát hiện 600 người bệnh lao các thể và điều trị khỏi trên 90% người bệnh mỗi năm.
Năm 2017, BVCK Lao và Bệnh phổi được Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cấp chiếc xe bán tải. Nhìn xe, anh Vũ đã lóe lên ý tưởng cải tiến thùng xe làm buồng tối. Cùng các nhân viên khoa Cận lâm sàng của bệnh viện thực hiện trên 3.000 lượt chụp X-quang ở 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh và tham gia khám sàng lọc định kỳ đầu vào với trên 1.000 phạm nhân tại Trại giam Nghĩa An mỗi năm, anh Vũ hiểu giá trị hiệu dụng của một buồng tối di động trong thực tiễn khám, phát hiện chủ động bệnh lao tại cộng đồng cũng như việc đảm bảo an toàn đối với máy móc trong các đợt khám được triển khai tại những xã miền núi, miền ngược, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Kỹ thuật viên Lê Thanh Vũ chụp X-quang phổi cho người bệnh. Ảnh: B.N. |
Giữa năm 2017, buồng tối trên thùng xe ô tô bán tải được hoàn thiện đảm bảo an toàn trong vận chuyển máy X-quang và kỹ thuật buồng tối rửa, tráng phim X-quang giúp bệnh viện triển khai các đợt khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao tại cộng đồng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn, thời gian ngắn hơn ở bất cứ địa bàn nào trong tỉnh, đặc biệt là các thôn, bản của các xã vùng sâu, vùng xa như xã A Vao, huyện Đakrông và xã Pa Tầng, huyện Hướng Hóa,… Với cải tiến kỹ thuật này, KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đang chuẩn bị bước vào tuổi 28 tự tin và chững chạc làm chủ đề tài Cải tiến kỹ thuật đảm bảo vận chuyển và kỹ thuật buồng tối từ thùng xe ô tô bán tải tại cộng đồng, cấp cơ sở năm 2018 của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị.
Với KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ, sự ghi nhận và biểu dương, khen thưởng dành riêng mình qua Cải tiến kỹ thuật đảm bảo vận chuyển và kỹ thuật buồng tối từ thùng xe ô tô bán tải tại cộng đồng là một vinh dự nhưng ý nghĩa thiết thực của nó trong thực tiễn hoạt động hướng tới mục tiêu làm giảm sự lây lan của bệnh lao trong cộng đồng càng làm Vũ vui với nghề, yêu công việc mà mình đã lựa chọn.
Hệ thống rửa, tráng phim X-quang trên xe bán tải. Ảnh: B.N |
Nỗ lực vượt khó thời đại dịch Covid-19 Đảm bảo thời hạn kiểm định cho đơn vị, nhất là các đơn vị trực tiếp sử dụng thiết bị làm nhiệm vụ huấn luyện, ... |
Chính sách mới về chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh ... |
Chuyển đổi số trong quản lý an toàn lao động, thích ứng với tình hình dịch bệnh Theo ông Mai Quang Hùng - Trưởng ban An toàn (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc), việc chuyển đổi số trong quản lý công ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.