Ngành điện tử nỗ lực ổn định nguồn nhân lực sau Tết
Người lao động - 23/01/2023 20:46 YẾN NHI
Hoạt động 15 năm trong ngành điện tử, năm nào công ty TNHH Viet Nam Diamond & Zebra Eletric tại khu công nghiệp Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực sau Tết.
Chị Đinh Thị Thu Trang, trưởng phòng hành chính nhân sự của công ty cho biết, một trong những biện pháp giữ chân người lao động sau Tết mà doanh nghiệp áp dụng năm nay chính là tăng đãi ngộ, đảm bảo lương thưởng cho nhân viên trước, đặc biệt là sau Tết.
“Covid-19 2 năm qua, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn nhưng năm nay chúng tôi vẫn đảm bảo thưởng 1 tháng lương 13 cho người lao động. Tổ chức xe đưa người lao động ở xa về quê đón Tết. Đặc biệt, ngày đầu tiên đi làm chúng tôi cũng phát thưởng cho người lao động”, chị Trang cho biết thêm.
Bên cạnh đó, ông Adachi Takehiko - Tổng Giám đốc công ty TNHH Viet Nam Diamond & Zebra Eletric cũng cho biết, ngoài việc sử dụng lao động thời vụ cho giai đoạn thiếu hụt nhân lực này, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục tăng lương cho người lao động trong năm 2023 này.
Công nhân công ty TNHH Viet Nam Diamond & Zebra Eletric tại khu công nghiệp Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh |
“Chúng tôi sẽ tiếp tục các chương trình phúc lợi cho người lao động mà trước đây trong giai đoạn dịch Covid-19 doanh nghiệp không thực hiện được. Chủ yếu là các hoạt động du lịch công ty, tiệc cuối năm, tổ chức ngày ngày 20/10, 8/3. Bên cạnh đó còn là việc cải thiện bữa ăn và bổ sung thêm các bữa ăn đặc biệt. Chúng tôi vẫn sẽ tăng lương hàng năm và chúng tôi nghĩ rằng đây là điều cần thiết để giữ chân người lao động”, ông Adachi Takehiko cho biết.
Ngoài lương, thưởng, nhiều công nhân và người lao động cho biết, việc họ có gắn bó với doanh nghiệp còn bởi họ luôn được đối thoại và lắng nghe.
Chị Nguyễn Thị Sâm, 15 năm nay chị chỉ đi làm cho một doanh nghiệp điện tử duy nhất tạị Bắc Ninh cũng bởi tại đây chị luôn được lắng nghe từ tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, hành chính cho đến Tổng giám đốc.
“Chúng tôi luôn được đối thoại mỗi tuần. Phản ánh bất kỳ vấn đề gì chúng tôi cũng được nghe những lời giải thích vô cùng thỏa đáng. Có những việc giải quyết được luôn thì tổ trưởng, hoặc công đoàn hoặc hành chính sẽ giải quyết. Còn những vấn đề vượt thẩm quyền chúng tôi được gặp lãnh đạo doanh nghiệp để nghe giải thích. Sau mỗi lần như vậy, chúng tôi cảm thấy mình được tôn trọng và từ đó có động lực làm việc, gắn bó với doanh nghiệp”, chị Sâm chia sẻ
Đồng chí Bùi Ngọc Thắng – Phó Trưởng phòng Quản lý Lao động - Ban Quản lý các Khu CN tỉnh Bắc Ninh cho biết, các doanh nghiệp nói chung và ngành điện tử nói riêng có tỷ lệ lao động trở lại làm việc cao sau Tết đều có chính sách chăm lo căn cơ cho người lao động.
“Các doanh nghiệp điện tử ở KCN Bắc Ninh giai đoạn trước và sau Tết đều tập trung cao độ chăm lo đời sống cho người lao động. Đặc biệt là đảm bảo lương thưởng cho người lao động về quê ăn Tết. Các DN ổn định lao động sau Tết là các DN luôn xem NLĐ là tài sản quý, từ đó phối hợp với Công đoàn xây dựng và hoàn thiện chính sách chăm lo, đãi ngộ mang tính bền vững. Điều này giúp NLĐ có thêm động lực làm việc, gắn bó lâu dài", đồng chí Bùi Ngọc Thắng cho biết.
Ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, giữ chân người lao động phải được coi là một chương trình dài hơi và liên tục của doanh nghiệp, không đơn giản là vấn đề sau Tết.
“Doanh nghiệp đã dành nhiều thời gian và kinh phí để đào tạo người lao động. Chính vì thế, doanh nghiệp phải có những biện pháp chăm lo tốt cả đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần cố gắng luôn luôn duy trì và tạo việc làm ổn định cho người lao động, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người lao động để có những thay đổi kịp thời”, ông Phòng cho hay.
Trong bối cảnh thị trường lao động vừa trải qua một năm 2022 với nhiều biến động khó lường, cũng như thực tế dịch Covid-19 2 năm qua cũng đã chứng minh việc thực hiện tốt chính sách lương, thưởng, chế độ phúc lợi trong dịp Tết đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân, thu hút lao động đối với doanh nghiệp điện tử sau Tết.
Lo ngại tình trạng thiếu hụt lao động sau tết Nguyên đán 2023 Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình trạng thiếu hụt lao động có xu hướng tăng bởi ở những tháng cuối năm, lao động ... |
Ổn định thị trường lao động, quan hệ lao động, chăm lo Tết cho người lao động Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh vừa kí ban hành công văn về việc tham gia ổn định thị trường lao ... |
Quyết tâm giữ ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tình hình dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp đang chịu áp lực lớn vì đơn hàng sụt ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Chủ động tìm kiếm đối tác, ký thỏa thuận mang lại phúc lợi tài chính cho người lao động ngành Y tế
- LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028