Một tấm biển báo của lòng nhân hậu và trách nhiệm
game doi thuong - 10/04/2021 15:50 Vũ Hùng
Thanh minh cho sự NỊNH Vietnam Airlines và vị thế “con cưng” “Nhà tôi ba đời” sợ 'thần y'! |
Đó là câu chuyện về một người phụ nữ sống tại TP HCM. Bà tên là Nguyễn Thị Bạch Phượng, năm nay 62 tuổi. Bà Phượng mở một cửa hàng bán phụ tùng điện nước ngay tại nhà trên đường Hưng Nhơn, ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM; cách Trường THCS Tân Kiên khoảng 300 mét.
Suốt 7 tháng nay, ngày hai buổi trưa và chiều, bà Phượng cầm tấm bảng chặn dòng xe cộ để học sinh của Trường THCS Tân Kiên không phải qua đường trước mũi những chiếc xe tải.
Trường THCS Tân Kiên bắt đầu đón học sinh vào tháng 9 năm ngoái. Hai hôm đầu tiên, bà Phượng nhìn thấy cảnh học sinh phơi mình dưới nắng, rụt rè không dám sang đường vì đoàn xe tải nườm nượp. Đến hôm thứ ba, bà Phượng lấy tấm bìa ghi vội dòng chữ "Tạm dừng xe cho học sinh qua đường" rồi bước ra giữa đường chặn đoàn xe. Những tài xế nhìn thấy tấm biển từ xa bắt đầu di chuyển chậm, tụi nhỏ cầm tay nhau qua đường an toàn.
Được ít hôm thì tấm bìa bị mưa nắng làm cho mục nát, thấy việc làm của bà Phượng, một người đàn ông "góp sức" bằng cách làm tấm bảng in chữ chắc chắn, nhiều màu sắc nổi bật mang đến tặng bà.
Đúng 10h45 mỗi ngày, bà Phượng lại đóng cửa tiệm, rồi đội nón, mang khẩu trang, khoác áo, cầm tấm bảng xin nhường đường đi xăm xăm ra ngã ba trước cửa nhà.
Vài phút sau, hàng trăm học sinh của Trường THCS Tân Kiên bắt đầu túa ra sau giờ học. Những đứa nhỏ đi bộ, đi xe đạp và những chiếc xe máy của phụ huynh đón con cùng sang đường. Tấm biển với dòng chữ "Tạm dừng xe cho học sinh qua đường" trên tay trái bà Phượng bắt đầu giơ cao, tay phải vẫy ra hiệu cho các tài xế đi chậm lại, nhường học sinh đi qua.
"Đường Hưng Nhơn này nối quốc lộ 1A và đường Nguyễn Cửu Phú nên xe tải, xe bồn thậm chí là container qua lại thường xuyên. Ở ngã ba này không có đèn báo hiệu, vạch đi bộ lại còn sát chân cầu nên rất nguy hiểm", bà Phượng giải thích về việc làm của mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bà Phượng cũng được các tài xế nhường đường. Có người chạy xe đến sát bà, hạ kính rồi "nói lời khó nghe". Có tài xế mặc cho bà vẫy tay ra hiệu đi chậm vẫn cố tình bóp còi, nhá đèn không chịu nhường đường.
"Những điều đó không làm tôi nản lòng. Đứng giữa đường, tôi chỉ lo sắt thép hay đất đá trên xe tải rơi xuống trúng người thôi", bà nói và cho biết may mắn suốt hơn nửa năm nay, bà chưa bị tai nạn hay sự cố gì.
Đọc bản tin trên VnExpress hôm qua về việc làm mộc mạc mà hiệu quả của bà Nguyễn Thị Bạch Phượng, tôi tin rằng đã nhiều độc giả rơi nước mắt vì cảm động như mình. Đây có lẽ cũng là một cách dạy trẻ thật hiệu quả, một bài học ngoại khoá bổ ích với người thật, việc thật, khi các em thấy hành động cao cả của cụ bà như vậy, các em cũng sẽ có những điều suy nghĩ tốt đẹp về cuộc sống và những người lớn quanh mình. Và suy nghĩ đó rồi sẽ trở thành những hành động của các em học sinh, cứ tiếp nối như một hiệu ứng domino để xã hội trở lại đẹp biết bao với tinh thần “mình vì mọi người” đã lâu nay bị lãng quên.
Và tôi bất giác, trong một sáng của tháng Tư lịch sử này, chợt nhớ về, nghĩ về những hình ảnh cao đẹp của những người mẹ, người chị trong quá khứ. Đấy là những bà mẹ đêm đêm chong ngọn đèn dầu nơi cửa nhà làm tín hiệu cảnh báo có địch để cán bộ cách mạng hoạt động nằm vùng tránh bị rơi vào ổ phục kích của địch. Đấy là những người chị thanh niên xung phong cầm những tấm biển phủ phốt - pho lập loè trắng trong đêm đen rừng già Trường Sơn soi đường cho xe ta ra tiền tuyến. Đấy là những cô gái cầm lá cờ đỏ đếm bom nơi Ngã ba Đồng Lộc cho bộ đội ta vượt tuyến an toàn đi đánh giặc
Không biết sự so sánh trên của tôi có khập khiễng quá không, nhưng chắc chắn một điều, trong mọi giai đoạn, trong mọi thời kỳ của cuộc trường chinh giữ nước và dựng xây đất nước, chúng ra luôn có những người mẹ, người chị, người em vừa dũng cảm hy sinh và trung hậu, nhân ái “thương người như thể thương thân” như thế.
Ở các nước văn minh trên thế giới, bất cứ trường học nào cũng có volunteer (tạm dịch là ‘tình nguyện viên’) đứng ngăn xe cho học sinh qua đường vào các giờ vào học và tan học. Việc làm của bà Phượng không khác gì các volunteer đó, thể hiện một sự văn minh, cao cả và rất đáng khâm phục.
Hoan hô tinh thần vì cộng đồng của bà Phượng. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhắc tới trách nhiệm của nhà trường và địa phương trong trường hợp này. Ở nơi có mật độ xe lưu thông nhiều như vậy, bảo vệ nhà trường phải phối hợp với các bảo vệ tổ dân phố điều phối giao thông các thời điểm vào học và tan trường để bảo đảm an toàn cho các em như nhiều trường trong toàn TP HCM vẫn thường làm.
Các cấp chính quyền, đoàn thanh niên, dân quân, khu phố cần phải có hành động để giải quyết và chia sẻ với công việc của bà Phượng, về lâu dài không thể để một người phụ nữ đã 62 tuổi cứ ngày ngày đứng xin đường thế này.
Để kết thúc bài viết, xin chuyển lời nhắn nhủ của bà Phượng đến chính quyền xã, ấp, đến lực lượng CSGT và GTCC quận Bình Chánh và TP HCM: “... Khi nào đoạn đường này có đèn báo nguy hiểm, biển báo giảm tốc độ, vạch kẻ đường cho người đi bộ, thấy học sinh qua lại an toàn thì tôi mới thôi làm việc này".
Một lần nữa, xin bày tỏ lòng khâm phục trước tấm lòng cao cả làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn của bà, thưa bà Nguyễn Thị Bạch Phượng! Xin chân thành gửi lời chúc sức khỏe, may mắn và hạnh phúc đến bà và gia đình, vào một ngày cuối tuần đầy niềm tin, vào cuộc sống vẫn luôn còn nhiều những điều tốt đẹp này!
Phấn đấu 100% chủ tịch công đoàn cơ sở được bồi dưỡng kỹ năng Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Nâng ... |
Đào tạo nhân lực ngành làm đẹp: Cần “gạn đục, khơi trong” các cơ sở dạy nghề Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều người đi làm đẹp phải gánh hậu quả là "tiền mất tật mang" khi gặp các biến ... |
Tọa đàm "Nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn cơ sở" Nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, hôm nay (9/4), Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới