Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Thị trường lao động - 01/11/2024 17:30 Phương Mai
Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động |
Tại hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm của chữ "S" trong ESG?" diễn ra mới đây, yếu tố xã hội (S - social) được cho rằng nhấn mạnh về các vấn đề liên quan đến người lao động, như: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, chính sách tuyển dụng và thăng tiến, nhu cầu cơ bản và phúc lợi của người lao động… Song hành với đó là thực hiện tốt 2 yếu tố "E" (Environmental - môi trường) và "G" (Governance - quản tị), doanh nghiệp sẽ xây dựng được nguồn nhân lực bền vững cho đơn vị mình.
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý làm việc trong lĩnh vực quản lý lao động, vận hành doanh nghiệp. |
Bài toán giữ chân nhân tài
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) nhấn mạnh, nhân lực bền vững không chỉ đơn thuần là thu hút và giữ chân người tài, mà còn là việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, công bằng và tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, Bộ LĐ,TB&XH thời gian qua đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ cũng chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, bảo đảm quyền lợi của người lao động thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, và giải quyết tranh chấp lao động, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và cơ hội việc làm cho các nhóm đối tượng yếu thế.
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH phát biểu tại hội thảo. |
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh bài toán về vốn đầu tư, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức về nguồn nhân lực. Điều này không chỉ đòi hỏi khả năng tuyển dụng những nhân sự sáng tạo, có tư duy logic và chuyên môn phù hợp với định hướng phát triển mà còn là bài toán giữ chân nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những tiêu chí phù hợp để cam kết và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, các tiêu chí xã hội phổ biến bao gồm: đảm bảo quyền lợi của người lao động, an toàn và sức khỏe lao động, bảo vệ dữ liệu cá nhân và phát triển nguồn nhân lực.
Còn theo TS Lê Thái Hà, Giám đốc điều hành của Quỹ VinFuture và Quỹ Vì tương lai xanh (Vingroup), doanh nghiệp cũng phải hướng đến phúc lợi linh hoạt và hỗ trợ tinh thần thể hiện qua đảm bảo cân bằng công việc - cuộc sống; các chương trình chăm sóc sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh đó, các đơn vị cần đảm bảo sự đa dạng, tôn trọng, hòa nhập khi xây dựng văn hóa công bằng.
TS Lê Thái Hà nói về trách nhiệm xã hội, nhân sự bền vững và đảm bảo phúc lợi, hạnh phúc, an toàn lao động. |
Theo bà Hà, đo lường hiệu quả đầu tư vào nhân lực bền vững thể hiện qua chỉ số giữ chân nhân viên và tỷ lệ nghỉ việc; đo lường sự hài lòng và gắn kết nhân viên qua khảo sát; chỉ số năng suất lao động trước và sau các chương trình phúc lợi.
Định nghĩa việc làm hạnh phúc là tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, công bằng; phúc lợi tốt và cơ hội phát triển; sự gắn kết và động lực cá nhân. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao sự hài lòng và cống hiến của nhân viên.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nêu quan điểm, đầu tư về con người thực ra không ngắn hạn. Doanh nghiệp có tầm nhìn bền vững chắc chắn phải quan tâm. Tuy nhiên việc triển khai đầu tư không dễ. Ai cũng muốn trả lương cao, điều kiện kinh doanh tốt nhưng vấn đề nguồn lực là sống còn với nhiều doanh nghiệp.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI nói về bài toán chi phí trong việc giữ chân lao động. |
Hiện nay, thế giới đánh giá mức độ bền vững không chỉ ở từng doanh nghiệp, mà đánh giá theo chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tham gia chuỗi sản xuất quốc tế thì phải tiệm cận được tiêu chuẩn của họ.
Về quản trị, doanh nghiệp phải tính đến hiệu suất, chi phí. Ví dụ khi thị trường biến động, làm sao để lao động gắn bó với mình. Bài toán chi phí trong việc giữ chân lao động hay tuyển mới lao động là rất lớn.
Thiết lập tiêu chuẩn lao động, tạo môi trường làm việc hạnh phúc
Trả lời câu hỏi đo lường hiệu quả của việc thực hành xã hội doanh nghiệp, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng đã có những triển khai liên quan đến tiêu chuẩn lao động và xây dựng môi trường làm việc. 5 năm tới, trong bối cảnh kinh tế phát triển, bà Ingrid Christensen cho rằng doanh nghiệp cần thực hiện giá trị của xã hội thông qua chương trình, môi trường làm việc một cách hiệu quả.
Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam trao đổi tại hội thảo. |
Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cũng cho rằng, xây dựng năng lực cho nguồn lao động từng khối ngành khác nhau cần thời gian và cần chung tay của nhiều bên liên quan. Trong đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến đối tượng lao động trẻ, chú ý lao động nữ, yếu thế trong xã hội. Để xây dựng nhân lực bền vững áp dụng tiêu chuẩn ESG có nhiều biện pháp và không chỉ tập trung tệp người nhỏ.
Để thúc đẩy tốt hiệu quả của nhóm lao động lớn tuổi cũng như lao động trẻ, TS Lê Thái Hà cho biết, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới triển khai chương trình như đào tạo nhân sự mọi lứa tuổi. Họ tạo dựng đa thế hệ trong môi trường làm việc để các nhóm nhân lực bổ sung cho nhau. Cụ thể, người lao động có kinh nghiệm đảm nhiệm vai trò quản lý và người trẻ có kỹ năng công nghệ sẽ hỗ trợ ngược lại.
Việc xây dựng các chương trình cố vấn ngược giúp người lao động tham gia các khóa học có thể học hỏi lẫn nhau, tạo môi trường đa thế hệ.
'Hạnh phúc khi tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động" Đến nay, mô hình “3 An” do LĐLĐ tỉnh An Giang triển khai đã không ngừng mang lại hiệu quả thiết thực. |
Vui vì môi trường làm việc tốt “Tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi được làm việc trong một môi trường thân thiện, vui vẻ và được sự quan tâm ... |
Trực tiếp: Tọa đàm phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc Tọa đàm "Phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc trong các cấp công đoàn" do ... |
- Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh
- Gần nghìn lao động hưởng lợi nhờ thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp
- Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
- Tiếp nối qua các thế hệ V-Family: Gói giải pháp tài chính dành cho triệu gia đình Việt