Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam
- 17/10/2024 19:08 Phương Mai
Hội nghị nhằm thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về hợp tác , sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam và định hướng hợp tác ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.
Ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, cho biết, các đối tác đều khẳng định ASEAN là ưu tiên trong chính sách tại khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; cùng ASEAN triển khai hợp tác toàn diện, đẩy mạnh kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao tự cường, hợp tác giáo dục, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí. |
Đáng chú ý, tại hội nghị, bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ LĐ,TB&XH đã có những trình bày về “Nỗ lực của ASEAN trong việc hình thành và thiết lập các biện pháp hỗ trợ lao động trong khu vực”.
Theo đó, để đánh giá tiến độ triển khai các hoạt động thuộc kế hoạch hành động, ASEAN thực hiện hoạt động tự đánh giá định kỳ. Lần đánh giá đầu tiên được thực hiện năm 2020.
Việt Nam hiện đã có cơ chế để đáp ứng 67/70 tiêu chí của bảng tự đánh giá. “Ta đang tích cực xây dựng hệ thống thông tin lao động di cư để kết nối thông tin giữa người lao động với thị trường lao động tại quốc gia tiếp nhận”, bà Đức thông tin.
Bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Người đưa tin |
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ LĐ,TB&XH cũng nêu ra một số vấn đề cần quan tâm hiện nay, khi số lao động không chính thức (không có giấy tờ hoặc đi làm việc ở nước ngoài theo các kênh không chính thống) trong ASEAN vẫn còn cao. ASEAN đã có một số nghiên cứu và cơ chế kết nối công nhận lẫn nhau về trình độ kỹ năng, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong tiêu chuẩn trình độ giữa các quốc gia trong khu vực.
Bên cạnh đó, di cư lao động quốc tế hiện đang đi theo xu hướng chủ sử dụng lao động trả phí. ASEAN hiện đang bắt đầu trao đổi, thảo luận về nội dung này và Việt Nam đã có một số bước tiến. Nội dung này sẽ tiếp tục được đưa ra trao đổi trong ASEAN trong thời gian tới.
Theo đó, việc tạo việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho lao động di cư quay trở về để tận dụng được nguồn lực, tài chính và kinh nghiệm có được trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài cần được quan tâm hơn. ASEAN chưa có nhiều hoạt động nghiên cứu về nội dung này (hiện mới có Việt Nam và Indonesia). Do vậy, cần tìm hiểu năng lực, kinh nghiệm mà người lao động tích lũy được trong quá trình làm việc ở nước ngoài để sắp xếp làm việc, hướng dẫn khởi nghiệp phù hợp khi họ về nước.
Tại hội nghị, đại diện các bộ cũng có thông tin về một số nội dung khác như: “Cộng đồng kinh tế ASEAN sau năm 2025, cơ hội và triển vọng từ Hiệp định khung kinh tế số ASEAN”; thông tin về "Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45 và các cấp cao liên quan" cũng như những định hướng hợp tác ASEAN trong thời gian tới.
Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ... |
Mặc dù doanh nghiệp, chính quyền đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ lao động nữ di cư nhưng mới chỉ đáp ứng ... |
Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ... |