Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn

Nghiên cứu - TS. Trần Thị Tuyết Nhung - Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên

Lao động nữ (LĐN) là nhóm lao động đặc thù, ngoài việc chịu điều chỉnh của pháp luật lao động như những NLĐ khác, quyền lợi của LĐN còn được điều chỉnh bởi các quy định riêng. LĐN làm việc tại các KCN, KCX có những đặc điểm riêng về điều kiện làm việc, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, ATVSLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…
Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn

Theo thống kê, các KCN tỉnh Bắc Giang có khoảng trên 84.000 lao động nữ, nhưng chỉ có khoảng hơn 20% đã qua đào tạo nghề. Trong ảnh:Công nhân Công ty TNHH SJ TECH Việt Nam (KCN Vân Trung, Bắc Giang). Nguồn: Baobacgiang.com.vn.

1. Tình hình lao động nữ tại các KCN, KCX

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2020, cả nước có 366 KCN được thành lập, trong đó có 279 KCN đang hoạt động, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2020 ước tính là 74,4%, trong đó LĐN chiếm 68,9%. LĐN có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với những ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt như như may mặc, giày da, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử... Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới, trong đó lực lượng LĐN của các ngành như Dệt may, Da giày, Điện tử chiếm 70% và 64% ở các KCN1.

Theo kết quả một điều tra trên 298 công nhân KCN thì có 101/298 là lao động nam, chiếm tỷ lệ 33,9% (nữ 61,1%). Trong đó, với 173 người đã kết hôn thì có 74/173 lao động nam, chiếm 42,8% (nữ 57,2%). Về trình độ học vấn, có 1% LĐN có trình độ tiểu học; 7,1% có trình độ trung học cơ sở; 91,1% có trình độ THPT. LĐN đang làm việc trong KCN chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 50,5%; tỷ lệ LĐN được đào tạo ngắn hạn trong doanh nghiệp là 18,2%; LĐN có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ không cao 2.

. Các quy định của pháp luật lao động hiện thể hiện rõ sự quan tâm, ưu ái đối với LĐN trên tất cả các phương diện như việc làm, tuyển dụng, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... Tuy nhiên, nhiều quyền lợi đối với LĐN vẫn không được bảo đảm bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, LĐN tại các KCN ở Việt Nam chủ yếu là lao động di cư từ khắp các vùng nông thôn với mong muốn tìm được một công việc nhẹ nhàng và thu nhập cao hơn. Các doanh nghiệp tại các KCN thường đặt ra yêu cầu tuyển dụng lao động khéo léo, tỷ mỉ, chăm chỉ để thực hiện các công việc như may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử... do vậy, họ sử dụng đến 90% là LĐN, điều này dẫn đến những hệ lụy về nhà ở, về điều kiện sống, về y tế, đời sống văn hóa, tinh thần, về nhà trẻ cho LĐN có con nhỏ…

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn
Một số doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử ở Các khu công nghiệp, Khu chế xuất có tỷ lệ lao động nữ lên tới 90%. Trong ảnh: Công nhân Công ty Betheo Quốc tế Phú Thọ tại Cụm công nghiệp Hợp Hải.

Thứ hai, . Thực tế, việc thực thi chế độ, chính sách đối với LĐN ở nhiều doanh nghiệp còn tùy tiện, nhất là trong bố trí việc làm, giờ giải lao và làm thêm giờ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng LĐN hoặc khi tiếp nhận đã ép LĐN cam kết không sinh con trong 2 - 3 năm đầu. Nhiều doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng ngắn hạn để không phải đóng BHXH cho LĐN. Một số doanh nghiệp cho rằng những quy định ưu tiên, ưu đãi đối với LĐN là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp mình. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện bình đẳng giữa LĐN với lao động nam tại nơi làm việc. Vẫn còn tình trạng LĐN bị xúc phạm, đối xử thô bạo tại một số doanh nghiệp. Theo thống kê của Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam, tại các doanh nghiệp, số LĐN được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức rất ít, một số chế độ thai sản như nghỉ 60 phút cho con bú, 30 phút vệ sinh kinh nguyệt đều bị vi phạm. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với LĐN khi mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Thứ ba, LĐN chủ yếu là lao động trẻ, trình độ kiến thức còn hạn chế. Kết quả điều tra của tổ chức Action aid Việt Nam (AAV) ở 50 doanh nghiệp trên cả 3 miền thì LĐN từ 18 - 40 tuổi chiếm 97,9%, có tới 44,3% chưa qua đào tạo, đối với lao động đã qua đào tạo thì có tới 77% phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng công việc. Hầu hết nữ công nhân làm việc tại các KCN đều là lao động phổ thông, không có trình độ học vấn và tay nghề. Ví dụ, các KCN tỉnh Bắc Giang có khoảng trên 84.000 LĐN, trong đó trình độ THCS chiếm dưới 50%, THPT là trên 50% và chỉ có khoảng hơn 20% LĐN đã qua đào tạo nghề3. Trình độ nghề thấp nên mức tiền lương bình quân của LĐN luôn thấp hơn của lao động nam.

Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy , nhiều doanh nghiệp cũng ý thức được tầm quan trọng của LĐN. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của LĐN tại các KCN vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập về nhà ở, trường học cho con của LĐN… Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do CĐCS chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong bảo vệ quyền lợi cho LĐN.

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn
Lao động nữ nhìn chung trình độ tay nghề thấp hơn nam giới, nên thu nhập cũng thấp hơn. Trong ảnh: Công nhân đo sản phẩm của Công ty TNHH công nghệ Nissei Việt Nam (Khu công nghiệp Phúc Điền, Hải Dương).

2. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền của LĐN tại các KCN

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của NLĐ, một trong những chức năng cơ bản của công đoàn là chăm lo đời sống và đại diện bảo vệ quyền lợi của cán bộ, CNVCLĐ. Đối với NLĐ trong các KCN nói chung và LĐN nói riêng, CĐCS đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đại diện bảo vệ quyền lợi của nhóm lao động này, bởi lẽ CĐCS là tổ chức gần nhất với NLĐ, hiểu rõ nhất đời sống và điều kiện làm việc của họ, đồng thời được pháp luật trao quyền và công cụ để có thể đứng ra đại biện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Bộ luật Lao động 2019 quy định NLĐ có thể có nhiều hơn một tổ chức đại diện cho mình, công đoàn cần nâng cao vai trò của mình trong việc đại diện tập thể NLĐ nói chung, LĐN nói riêng.

Để nâng phát huy vai trò mình trong việc bảo vệ quyền của NLĐ, đặc biệt là LĐN trong các KCN, theo chúng tôi, CĐCS các KCN cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, cán bộ công đoàn phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng vận động NLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật để NLĐ được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu pháp luật; đặc biệt chú ý đối tượng là LĐN.

Hai là, công đoàn phải luôn gần gũi, liên hệ mật thiết với NLĐ để nắm bắt tâm tư­, nguyện vọng, những bức xúc, kiến nghị của họ, có biện pháp kịp thời giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, trong đó có LĐN.

Ba là, công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với ban quản lý KCN yêu cầu các doanh nghiệp ký kết HĐLĐ với NLĐ; chủ động phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng và thương lượng, ký kết TƯLĐTT; xây dựng nội quy lao động; bảo đảm các quyền lợi của LĐN.

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Tân Bình, TP.. Hồ Chí Minh đại diện người lao động ký kết Thỏa ước lao động tập thể với Giám đốc Công ty TNHH Nghiên cứu Thị trường Công nghệ và Bán lẻ GFK Việt Nam.

Bốn là, công đoàn cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản, chế độ thai sản, nuôi con nhỏ, hỗ trợ chi phí gửi trẻ; kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết những băn khoăn, thắc mắc; đóng góp ý kiến với doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi cho NLĐ, thực hiện HĐLĐ, mua BHXH và BHYT cho NLĐ, đặc biệt là LĐN.

Năm là, các CĐCS cần nắm vững kế hoạch chỉ đạo của Ban Quản lý các KCN, tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa cán bộ công đoàn với cán bộ các phòng, ban chức năng của Ban Quản lý, của LĐLĐ tỉnh nhằm hỗ trợ tốt nhất cho NLĐ, nhất là LĐN.

Bộ luật Lao động 2019 với nhiều điểm mới quy định về chính sách và bảo đảm bình đẳng giới đối với LĐN phù hợp với các công ước quốc tế của ILO. Điều đó thể hiện ở việc LĐN không chỉ được đảm bảo những quyền lợi chung mà còn có những quy định dành riêng cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, để LĐN thực sự được hưởng những quyền lợi do pháp luật quy định, đòi hỏi các cấp công đoàn, nhất là CĐCS tại doanh nghiệp ở các KCN cần nâng cao vai trò của mình trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi NLĐ nói chung, LĐN nói riêng.

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn
Lao động nữ ngày càng được quan tâm hơn, song giữa họ và nam giới vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới. Ảnh minh họa.

Chú thích:

1 Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO tại Việt Nam, công bố ngày 4/3/2021.

2 Vũ Thị Hồng Tứ (2016), Đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân ở KCN, Tạp chí Văn hiến Việt Nam.

3 Nguyễn Thị Kim Thanh, Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nữ CNLĐ trong các KCN tỉnh, Cổng thông tin LĐLĐ tỉnh Bắc Giang ngày 23/12/2020.

Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ cho lao động nữ Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ cho lao động nữ

Từ những phát hiện, đề xuất, kiến nghị của BNC công đoàn các cấp, Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn đã chủ động ...

Covid-19 sẽ khiến điều kiện thị trường lao động nửa cuối năm 2021 trở nên tệ hơn Covid-19 sẽ khiến điều kiện thị trường lao động nửa cuối năm 2021 trở nên tệ hơn

Số các ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng và tiến độ triển khai vaccine chậm có thể tiếp tục kéo dài

Truyền thông có đạo đức, trách nhiệm giúp nâng vị thế bình đẳng cho lao động nữ di cư Truyền thông có đạo đức, trách nhiệm giúp nâng vị thế bình đẳng cho lao động nữ di cư

Bà Valentina Barcucci - Quyền Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nói rằng lao động nữ di cư đang ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9 Video

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9 Video

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9

Đọc thêm

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.