Khi diễn giả cãi vã với sinh viên
Văn hóa - Xã hội - 02/04/2023 14:33 MỸ ANH
Cụ thể, gần đây, một trường đại học có tiếng ở TP.HCM có mời diễn giả là giám đốc một công ty tổ chức sự kiện tham gia chương trình nói chuyện với sinh viên. Người này xuất hiện muộn 1 giờ khiến sinh viên đợi chờ.
Trong buổi trao đổi, vị diễn giả này liên tiếp gây sốc khi khuyên sinh viên có nước da đen thì không nên nhuộm tóc vì “trông dơ”. Đỉnh điểm là lời khuyên dành cho sinh viên rằng các em học đại học làm gì để rồi cũng làm thuê. Vì ông cho rằng, mấy chục nhân viên của ông được tuyển chọn cũng không hề có bằng cấp gì.
Lập tức, sau buổi nói chuyện, diễn đàn trường bùng nổ những chỉ trích về cách ăn nói của vị diễn giả này. Đồng thời, sinh viên cũng chia sẻ lại nhiều đoạn clip mà họ cho là có phần vi phạm rất nhiều quy chuẩn như miệt thị hình thể, xúc phạm người học đại học…
Diễn giả cũng không kém cạnh, ông đăng đàn trên trên mạng xã hội thanh minh về lý do đến muộn, về thông tin mình chia sẻ là từ thực tế và kinh nghiệm, về giá trị của buổi nói chuyện của mình. Chưa hết, khi đọc bình luận của sinh viên, thông tin Facebook có tích xanh của diễn giả này còn “đốp” thẳng những bình luận phản ứng với mình. Trong đó, ông có bình luận rằng trường đã mời ông hai lần, lần 1 ông bận, nên lịch phải dời sang lần 2. Ông chua thêm một câu cảm thán với sinh viên: “Nhục chưa?”.
Sự việc kéo sang cả phía nhà trường và nhà văn hóa (hai đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện). Phía tổ chức cho rằng phát ngôn của diễn giả phản cảm và hành vi đến trễ là thiếu chuẩn mực. Đồng thời, trường cũng nhấn mạnh sẽ cân nhắc diễn giả kỹ hơn cho lần sau.
Thẳng thắn, việc mời diễn giả là những người có nhiều trải nghiệm khởi nghiệp, lao động tới chia sẻ để sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tế là việc nên làm. Song, chọn một diễn giả đến nơi muộn và buông một câu giữa 400 sinh viên là học đại học để làm gì thì đúng là một bài học rất lớn với những trường đại học.
Thực tế, có thể suy nghĩ việc học 5 năm học đại học không để làm gì cho sự nghiệp học cả đời là tư duy chân thành của vị diễn giả. Và, cứ cho giả định này đúng, việc nói giữa hội trường toàn sinh viên đang hăm hở học hành để làm gì? Chẳng để làm gì ngoài vuốt ve cái tôi của chính vị diễn giả. Rằng ông đang có trong tay mấy chục nhân viên, rằng ông không phải làm thuê. Rằng các bạn sinh viên còn xanh và non lắm!
Chưa kể, giả định trên là cách lập luận ngớ ngẩn. Việc học là để mở rộng phương pháp luận, xây đắp nền tảng tri thức để có thể tiếp tục cho sự nghiệp tự học cả đời. Đồng ý rằng không cần học đại học, vẫn có thể thành công về danh lợi, vẫn có thể tự học. Song, nếu được chăm chút hơn, chuẩn bị kỹ hơn các phương pháp nền, chắc chắn, con đường đi sẽ đỡ nhọc nhằn hơn.
Có lẽ, vị diễn giả cũng không bao giờ biết về vai trò của việc học đã được UNESCO nêu rõ bốn nguyên tắc nền tảng: “Học để biết, học để làm; học để hoàn thiện bản thân mình, học để cùng chung sống”. Thứ mà ông chia sẻ và tranh cãi với sinh viên chỉ là “học để làm”. Còn ba điều quan trọng khác đều bị ngó lơ. Đặc biệt, “học để chung sống” với sự tôn trọng khác biệt, coi mọi người với vai trò bình đẳng, vị tha với những quan điểm trái chiều thì dường như là thứ xa xỉ.
Còn việc đến muộn không lời xin lỗi, coi con mắt thẩm mỹ của mình là duy nhất đúng, bình luận đốp chát với sinh viên của vị diễn giả, kỳ thực, nó đã phơi bày hết tư duy và thái độ sống, làm việc của vị này với những sinh viên.
Và, cũng chẳng cần phải cãi nhau qua lại nhiều, nếu sinh viên đủ tinh ý khi quan sát chuỗi hành động trên, họ sẽ thấy vai trò của việc học hành đến nơi đến chốn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.