Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương”

- Dương Văn Hưng

Dưới mái nhà chung - Công ty CP Dệt may Huế (Thừa Thiên Huế), nhiều đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đã được công đoàn giúp đỡ, hỗ trợ. Chị Ngô Thị Hồng, đoàn viên Công đoàn Nhà máy Dệt nhuộm cũng đã được sự quan tâm, chia sẻ để vươn lên trong cuộc sống.

Chị Ngô Thị Hồng làm công nhân Công ty CP . Hoàn cảnh của chị thuộc diện khó khăn và càng khó khăn hơn khi chị không may có con bị bệnh tan máu bẩm sinh. Với thân hình gầy gò khoảng 40kg, nhiều năm qua, chị đã gồng gánh một mình nuôi con vì chồng không còn ở với chị lúc con chị ra đời.

Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương”
Chị Nguyễn Thị Minh Trang - Phó Chủ tịch Công đoàn Nhà máy (phải) đại diện công đoàn Nhà máy Dệt Nhuộm đến trao quà tại bệnh viện cho cháu Phạm Thành Duy và chị Ngô Thị Hồng. Ảnh: ĐVCC

Với tinh thần mạnh mẽ chị không gục ngã. Đồng hành với chị Hồng trong suốt thời gian qua là những lời động viên, chia sẻ của Công đoàn tổ Dệt kim nơi chị Hồng làm việc. Đó là bờ vai nương tựa lúc chị đuối sức, giúp chị vượt qua mọi rào cản, tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm từng đồng lương để lo cho con.

Con chị là cháu Phạm Thành Duy, bị bệnh tan máu bẩm sinh. Thương con, mỗi lần có ai nhắc đến cháu Duy là chị rưng rưng nước mắt. Chị đau lòng vì thương con, chị bất lực muốn buông xuôi mọi thứ khi những lúc chị không còn sức và tiền bạc để trang trải cuộc sống. “Nếu không có tình thương, sự giúp đỡ của , cộng đồng thì mình sẽ không thể nào một thân gánh vác hết thuốc men để chạy chữa cho cháu”.

Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương”
Chị Nguyễn Thị Minh Trang đại diện công đoàn tổ Dệt kim (trái) trao món quà của tập thể tổ đến chị Ngô Thị Hồng. Ảnh: ĐVCC

Mỗi lần đến công ty gặp chị, tôi thấy mắt chị đỏ hoe là biết con chị sắp đi viện truyền máu. Sau giờ tan ca, mọi người đều có thời gian để nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo thì chị Hồng lại chạy lên viện chăm con. Nhiều lần chị thương cháu muốn ở lại với cháu khi truyền máu nhưng vì công việc, vì nguồn thu nhập duy nhất nên đành để con một mình, nhờ bác sĩ săn sóc.

Lắng nghe lời chia sẻ của chị, bản thân tôi thấu hiểu được cuộc sống của chị và hòa vào cảm xúc của chị, tôi cũng phải gạt đi nước mắt để cảm thông, mong có phép màu để cho cháu Duy được như bao người khác, cho chị có những ngày hạnh phúc như bao người.

Chị Hồng kể hạnh phúc lớn nhất của chị là thấy con chị được khỏe mạnh, còn bản thân của chị như thế nào cũng cam chịu. Chị kể rồi chị khóc cho số phận của mình, khóc vì không biết đến một lúc nào đó chị gục ngã sợ không ai lo cho con. Là đoàn viên Công đoàn cùng làm việc với chị, tôi rất xúc đụng trước hoàn cảnh của chị.

Biết được hoàn cảnh của chị, với truyền thống luôn cho người lao động khó khăn, ban lãnh đạo công ty và Công đoàn công ty đã có những hành động kịp thời và thiết thực. Hoàn cảnh của chị đã được Công đoàn công ty ghi nhận và có nhiều đãi ngộ. Với các hoặt động thường niên về chăm sóc người lao động có hoàn cảnh khó khăn chị đã nhận được các món quà về vật chất, tài chính. Tuy không lớn nhưng đối với chị là một niềm hạnh phúc lớn, giảm bớt gánh nặng trên vai chị.

Theo chị Nguyễn Thị Minh Trang - Phó Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt nhuộm, đoàn viên trong tổ Dệt kim luôn là bờ vai để chị Hồng nương tựa lúc chị gục ngã. Với tinh thần lá ránh ít đùm lá ránh nhiều, đoàn viên trong tổ và Công đoàn nhà máy Dệt nhuộm luôn quan tâm hỏi han về tình hình của cháu Thành Duy. Để động viên chị Hồng, Công đoàn Nhà máy đã kêu gọi đoàn viên làm việc tại cơ sở ủng hộ tiền quyên góp giúp đỡ chị. “Chúng tôi đã thực hiện trách nhiệm bằng tình yêu thương của đồng nghiệp. Từ động viên tinh thần đến những món quà tài chính để chị Hồng cảm thấy ấm áp hơn, tiếp thêm động lực để vươn lên trong , hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao và yên tâm công tác gắn bó với Công ty”, chị Minh Trang chia sẻ.

Ngoài những hành động đẹp của Công đoàn về chăm lo cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, Công đoàn công ty Dệt May Huế luôn tạo mọi điều kiện để công đoàn cấp dưới hoàn thành tốt các phong trào do công ty phát động. Nhiều hoạt động hay và ý nghĩa được Công đoàn công ty phát động và trong đó hoạt động tôn vinh người phụ nữ nhân ngày 8/3. Công đoàn quan tâm và tạo điều kiện cho chị em có ngày lễ kỹ niệm đẹp, đồng thời tạo điều kiện cho những người khó khăn, vất vả như chị Hồng thấy được an ủi, được hạnh phúc và tạo động lực để chị có nghị lực hơn.

Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương”
Ông Nguyễn Văn Phong (ngoài cùng bên phải)- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế và ông Nguyễn tiến Hậu- Chủ tịch Công đoàn công ty (ngoài cùng bên trái) trao quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong công ty. Ảnh: ĐVCC

Ở Công ty Cổ phần Dệt may Huế, nhiều công đoàn viên có hoàn cảnh, số phận không may mắn đã được công đoàn hỗ trợ, động viên để vượt qua khó khăn. Không những chăm lo trực tiếp cho người , công ty luôn đồng hành với gia đình công nhân khó khăn thông qua các chương trình đầy nhân văn.

Mới đây nhất, Công đoàn Công ty CP Dệt May Huế phối hợp với chuyên môn, tổ chức chương trình Gặp mặt trao học bổng "Đồng hành cùng em đến trường" của Công đoàn Dệt May Việt Nam cho 17 cháu con đoàn viên, người lao động Công ty có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2023-2024. Cũng trong dịp này, Công đoàn đơn vị đã trao tặng 02 chiếc xe đạp, trị giá mỗi chiếc 1,8 triệu đồng cho 02 cháu chưa có phương tiện đến trường.

Những việc làm này không chỉ chăm lo cho người lao động mà còn lo cho thế hệ tương lai của Công đoàn viên, giúp họ cảm nhận dưới mái ấm này là một đại gia đình với tình yêu thương, lòng nhân ái.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt may Huế, hỗ trợ cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của Công ty Cổ phần Dệt may Huế. Truyền thống này càng được toả sáng hơn giữa những lúc khó khăn, dịch bệnh, lũ lụt... Nhiều năm qua, đơn vị đã thực hiện nhiều chế độ đãi ngộ dành cho người lao động. Sự quan tâm sâu sắc của Công đoàn đến người lao động, đặc biệt người lao động có hoàn cảnh khó khăn với phương châm không để ai ở lại phía sau đã tạo niềm tin cho người lao động cảm giác an toàn, hạnh phúc khi được làm việc tại công ty.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected]

Tôi là Nguyễn Thị Kim Tường (sinh năm 1976), giáo viên môn Văn, Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tôi ...

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng ...

“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào ...

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

-

Cô giáo Đoàn Thị Thoa, Tổ trưởng chuyên môn khối 1 Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là giáo viên dày dặn kinh nghiệm, đa tài và người truyền cảm hứng cho học sinh học tập.

-

Trường THCS Đặng Thúc Vịnh (Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. HCM) không chỉ nổi tiếng với những thành tích học tập xuất sắc mà còn bởi tinh thần đoàn kết, sự chăm lo tận tụy dành cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Trong đó, vai trò của Công đoàn và đặc biệt là sự lãnh đạo tận tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Nhã - Chủ tịch Công đoàn trường - đã tạo nên môi trường làm việc đầy tình thương và sự sẻ chia.

-

“Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”. Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy – Công đoàn viên Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người hơn 15 năm qua.

-

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

-

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

-

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

-

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

-

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

-

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

-

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.