Họa sĩ Trần Huy Oánh và ký ức một thời nghèo mà vui
Kinh tế - Xã hội - 30/06/2022 09:19 MINH KHÔI
Chân dung họa sĩ Trần Huy Oánh, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. |
Người thầy khai mở phương pháp
Họa sĩ Trần Huy Oánh sinh năm 1937 tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông mồ côi cha từ sớm, được nuôi nấng bởi người mẹ nghèo khó nhưng can trường. Vốn ham vẽ từ nhỏ và vẽ rất đẹp, ngay từ thời tiểu học ông đã manh nha ý thức về nghiệp hội họa. Tài năng trời phú của ông thường được phát huy trong những giờ học Sinh vật, Lịch sử. Thầy giáo thường gọi Trần Huy Oánh lên bảng để vẽ mẫu những con vật, cơ thể người, hay những trận đánh nổi tiếng…
Tuy vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, việc học hành của Trần Huy Oánh thường xuyên bị gián đoạn. Quê ông là vùng tề, địch lập các đồn bốt và thường tổ chức các trận càn, dân trong vùng phải thường “chạy giặc”. Có những thời điểm Trần Huy Oánh phải đi học ở xa, hành trang là một cái bàn gỗ nhỏ, quyển vở và nắm cơm tẻ. Ông hay dùng từ “bập bõm” để nói về sự học của mình lúc bấy giờ.
Năm 1956, Trần Huy Oánh trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Đây là kỳ tuyển sinh khóa II của trường sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc.
Hồi còn ở quê, Trần Huy Oánh tự học vẽ thông qua một cuốn sách của Pháp. Ông nổi tiếng trong vùng, lan sang thành phố Nam Định bởi khả năng vẽ truyền thần điêu luyện. Nhưng khi mới vào trường mỹ thuật, ông thuộc nhóm những học viên kém của lớp và luôn bị các học viên khác kỳ thị vì là dân “vẽ tranh truyền thần”. Sự buồn bã và đôi lúc bực tức khiến ông lúng túng trong việc tìm phương pháp vẽ, trong khi các thầy giáo thời ấy “chỉ có gật và lắc, không giải thích, không phân tích, bắt học trò tự tư duy”.
Một hôm, trong lúc cả lớp đang thực hành vẽ mẫu, họa sĩ Trần Văn Cẩn, khi ấy là Hiệu trưởng, bước vào xem bài cho một học viên. Trần Huy Oánh bèn bỏ bút, dõi theo từng động tác của thầy. Họa sỹ nhớ lại: “Ông ấy ngồi rất lâu quan sát mẫu, sau đó hỏi que đo, dây dọi đâu? Tôi nghĩ bụng, thầy mà còn phải đo với dọi. Ông nhận que đo, dây dọi đặt lên đặt xuống ngắm nghía, cân nhắc rất lâu mà chưa vẽ, nhưng khi cầm bút lên đặt nét nào trúng nét đó. Tôi sung sướng vô cùng và tự nói với mình: Hay thật! Phương pháp là đây chứ đâu? Sau đó tôi về thực hiện đúng theo phương pháp của thầy, cẩn thận và chính xác”.
Một tác phẩm vẽ công nhân vùng mỏ của hoạ sĩ Trần Huy Oánh, năm 1960. |
Một trong hai tác phẩm nói trên được ông vẽ trong thời gian đi thực tế tại Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Ông vẽ cảnh một công nhân với dáng người chắc khỏe đang đẩy xe xi măng, đề dòng chữ “Quyết tăng năng suất”. Với tác phẩm này, Trần Huy Oánh được tặng giải thưởng trị giá 30 đồng. Ông chia sẻ: “Nhà tôi nghèo chẳng có gì. Trong thời gian đi học tôi được học bổng 22 đồng. Tôi nộp cho nhà bếp 18 đồng tiền ăn, còn lại 4 đồng thì ăn sáng hết 3 đồng, mỗi sáng 1 hào xôi, 1 đồng dùng để mua xà phòng và một số thứ cho sinh hoạt. Chẳng lúc nào có tiền, do vậy mà mỗi dịp Tết về quê rất buồn. Tết năm ấy được thưởng 30 đồng thì tôi không tiêu đồng nào, vẫn để trong phong bì thắt nơ đỏ. Tôi đem về khoe với mẹ và đưa cho bà để lợp lại mái nhà”.
Kỷ niệm suýt bị đánh, dám vẽ “nude”…
Cuối năm 1960, đầu năm 1961, nhà trường cho 2 lớp đi thực tập ở Quảng Ninh 3 tháng, phát cho nhiều họa cụ “xịn” của Liên Xô, với yêu cầu kết thúc đợt thực tập phải có tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Trần Huy Oánh và một người bạn được bố trí ở trên căn gác nhỏ trong nhà một bà cụ gần chợ Cẩm Phả, hằng ngày vào lò than Thống Nhất vẽ ký họa công nhân.
“Họ vất vả vô cùng, đồ bảo hộ nghèo nàn, chỉ mặc quần đùi, đeo xà cạp, đội mũ và xách theo cái xẻng, cái đèn chui xuống lòng đất, nơi có những vỉa than óng ánh. Ai nấy đều rất vui vẻ, hăng hái lao động sản xuất. Hình ảnh ấy gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc”, họa sĩ Trần Huy Oánh nhớ lại.
Thời gian đầu thâm nhập thực tế, ông vẽ rất nhiều ký họa nhưng vẫn chưa biết phải chọn đề tài nào để dựng tác phẩm. Trong lúc đó, xí nghiệp mới đưa vào sử dụng hai nhà tắm nước nóng, phục vụ công nhân mỏ và rất tự hào về công trình này. Ý tưởng về đề tài “Công nhân mỏ tắm nude” chợt loé lên, ông liền xin Ban Hành chính khu mỏ than Cẩm Phả giấy giới thiệu đến vẽ ở nhà tắm nước nóng.
Hằng ngày Trần Huy Oánh đến một góc nhà tắm để vẽ ký họa. Ông say sưa ghi chép lại các tư liệu cần thiết, từ cái mắc treo quần áo đến tư thế tắm của thợ mỏ… “Cơ thể họ khoẻ khoắn, ngực nở, cộng với ánh sáng hắt xuống làn hơi nước nóng càng tăng thêm vẻ đẹp tạo hình. Tôi muốn ghi lại tất cả các chi tiết nơi đây. Tôi muốn dựng một tác phẩm thể hiện sự phấn khởi của công nhân khi được tắm nước nóng sau một ngày lao động vất vả”, họa sĩ kể lại.
Nhưng sự say sưa ấy của ông khiến các công nhân ngày càng khó chịu. Có lần ông suýt bị một số công nhân trẻ tuổi “tẩn” cho một trận, cũng may có vài người can ngăn, tỏ ra thông cảm với công việc của họa sĩ.
Một bức vẽ nhanh công nhân tắm nude của họa sĩ Trần Huy Oánh, năm 1960. |
Khi có đủ tư liệu, ông dựng phác thảo và hoàn thành bức tranh khổ 1m x 1,5m. Ông kể lại: “Ba ngày trước khi các sinh viên phải nộp tranh để triển lãm cho công nhân xem, thầy Trần Văn Cẩn và họa sỹ Ku - nhê - sốp, chuyên gia Liên Xô tới thăm tôi. Sau câu chào và hỏi thăm sức khỏe, tôi thấy từ lúc các thầy xem tranh đến lúc về không hề nói một câu. Không khen, không chê, không lắc đầu, không gật đầu, chỉ im lặng. Tôi rất buồn, cả đêm hôm đó không ngủ được. Tôi hiểu rằng lúc này không thể cứu vãn, tranh đã hỏng rồi, bỏ đi hay giữ lại thì cũng là hỏng rồi. Gần sáng, tôi vùng dậy lấy dao cạo trắng, xóa hết và vẽ một bức khác trong ba ngày liền. Ăn tại chỗ, đêm chợp mắt một vài tiếng, tập trung sức lực và sáng tạo để vẽ. Trước giờ khai mạc triển lãm khoảng nửa tiếng, bạn bè vào giục thì tôi mới hoàn thành bức tranh và đem ra treo ở triển lãm”.
Bức tranh của Trần Huy Oánh gây rất nhiều tranh cãi bởi vẽ cảnh “nude” của các công nhân nam. Dù họa sĩ đã chủ động vẽ các tư thế che đi phần “nhạy cảm” nhưng đó cũng là một tác phẩm táo bạo lúc bấy giờ. Công nhân trẻ đến xem triển lãm rất đông, họ bàn tán to nhỏ về bức tranh, người đồng tình, người phản đối. Trong khi đó, các nữ công nhân khi xem đến tranh của ông thì lướt qua rất nhanh, đỏ mặt ngượng ngùng không dám nhìn, mãi đến khi ra về mới… cố liếc mắt lại lần nữa.
Bức tranh được họa sĩ Trần Văn Cẩn và vị chuyên gia Liên Xô đánh giá rất cao. “Thầy Cẩn cười nhẹ nhàng, gật gật cái đầu, khen tranh hay, còn ông Ku - nhê - sốp phấn khích khen rất tốt, khác hẳn với thái độ của ba ngày trước”. Lúc đó, Trần Huy Oánh biết rằng quyết định táo bạo của mình thật đúng đắn. Tuy nhiên khi về trường, gần 20 tác phẩm tranh của lớp đều được đem đi triển lãm, riêng tranh ông bị loại, sau đó ông còn bị đoàn thanh niên đưa ra kiểm điểm vì tội vẽ “nude”.
Nghèo mà vui…
Sau đó một năm, trên cơ sở những tự liệu ký họa thu thập trong chuyến thực tập ở mỏ than Thống Nhất, ông vẽ bức “Công nhân lò đọc tin vùng mỏ” cho bài tập chuyên khoa. Bức tranh này sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật mua lại với giá 500 đồng.
“Thời điểm đó giáp Tết, tôi loay hoay không biết lấy đâu ra tiền về quê. May quá, đến hôm 28 tháng Chạp thì anh bạn tôi là Đỗ Hữu Huề báo tin bức tranh đã được Bảo tàng mua. Anh ấy gửi trước cho 100 đồng tiêu Tết, hẹn ra Giêng lấy nốt số tiền còn lại. Sau kỳ nghỉ Tết, tôi quay lại trường thì nhận được thông báo bức tranh đó ông chỉ được nhận 20%, còn lại 80% số tiền phải nộp lại cho trường, vì đó là bài tập, là tài sản của nhà trường. Thế là, tôi lại phải dồn tiền học bổng vào để bù vào khoản tiền đã tiêu trước đó”, ông cười kể lại.
Họa sĩ Trần Huy Oánh chia sẻ: “Ngày đó chúng tôi nghèo nhưng vẫn vui. Nghèo nhưng không biết mình nghèo, bởi vì đó là tình trạng chung của toàn xã hội”. Thời bao cấp, ông phải sáng tạo nghệ thuật nhiều lĩnh vực để nuôi gia đình, từ vẽ minh họa sách, báo, truyện, đến vẽ tranh bán cho Tây… Chất liệu nào ông cũng thành công, được Bảo tàng lưu trữ, trưng bày, tiêu biểu như bức “Cầu Hàm Rồng”, “Ông cháu”, “Mẹ con”…
Ở tuổi 85, ông vẫn miệt mài cầm cọ. Ông quan niệm, muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn sáng tạo và tư duy mới trên vấn đề cũ. Và, nếu không có hoài bão, lòng đam mê, nếu không trăn trở, đau đáu với tinh thần lao động miệt mài thì không thể thành công, nhất là lĩnh vực nghệ thuật.
Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do Khi Dung bước vào với câu nói: “Thấy người quen ngồi một mình nên không thể làm ngơ mà chạy thẳng được, phải ghé vô ... |
Tự do sáng tạo không phải là cuồng ngông phi pháp! Đời sống nghệ thuật nước nhà và quốc tế tuần qua xôn xao với những cảm xúc đa dạng, thậm chí trái ngược. |
Chuyện về người đưa nghệ thuật sơn mài sang châu Âu Bằng nhựa từ cây sơn mài tự nhiên của Việt Nam, họa sĩ Annick là người đã làm nên sự hiện diện của truyền thống ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề