Hai chị em công nhân nghỉ việc về quê, vào rừng ở tự cách ly phòng dịch
Người lao động - 10/04/2020 10:32 Duy Ngợi
Cán bộ quân y Đồn Biên phòng Nậm Càn thăm hỏi, kiểm tra sức khỏe hàng ngày cho chị Lầu Y Ia đang tự cách ly trong khu lán của gia đình. Ảnh: M.H |
Vốn xuất thân trong gia đình đồng bào dân tộc Mông nghèo khó, đông con, khi lớn lên, hai chị em Lầu Y Ka (SN 1991) và Lầu Y Ia (SN 1992) ở bản Nậm Khiên 2, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đều rời bản đi làm công nhân tại tỉnh Bình Dương với mong muốn có thêm tiền để hỗ trợ bố mẹ cho các em ăn học. Tết Nguyên đán vừa qua, thay vì về quê sum vầy, cả hai chị em Y Ka và Y Ia đều ở lại chỗ làm, dành tiền gửi về cho gia đình.
Nhưng trước diễn biến của dịch Covid -19, công ty nghỉ việc dài ngày, hai chị em quyết định trở về quê. Trên xe từ Bình Dương trở về gia đình, chị em Lầu Y Ka và Lầu Y Ia đã chủ động gọi điện thoại cho bố mẹ để báo cáo Đồn Biên phòng Nậm Càn và chính quyền địa phương. Được đồn biên phòng và địa phương tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19 nên bố mẹ đã động viên các con cách ly tại gia đình.
Tuy nhiên, lo lắng ảnh hưởng đến gia đình, hai chị em Y Ka và Y Ia đã đề nghị bố mẹ cho dọn sạch sẽ lán của gia đình ở trong khu chăn nuôi, sản xuất của bản và chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm để hai chị em vào đó tự cách ly, kết hợp với lao động sản xuất.
Nói về việc làm này, Trung tá Hồ Mạnh Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nậm Càn, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Nghệ An cho biết: “Khi nhận được thông tin Đồn Biên phòng Nậm Càn đã tư vấn để Y Ka và Y Ia vào đăng ký, khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19 của đơn vị. Đồng thời, lực lượng y tế đã hướng dẫn để tự cách ly tại gia đình nhưng theo nguyện vọng cá nhân và gia đình nên Y Ka và Y Ia muốn cách ly riêng biệt. Vì vậy, hàng ngày, chúng tôi sẽ cử cán bộ quân y vào kiểm tra thân nhiệt cho 2 chị em”.
Trung tá Hùng kể lại: “Theo báo cáo của quân y đơn vị, Y Ka có những triệu chứng ban đầu rất đáng lo ngại như: mệt mỏi, đau đầu, sốt… nên chúng tôi phải tính đến phương án đưa xuống trung tâm y tế sao cho đảm bảo an toàn. Trong lúc đó, Y Ia đề xuất để cô ấy sử dụng xe máy chở chị ra trung tâm y tế huyện, lỡ có làm sao cũng không thêm ai bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã gọi ra Trung tâm Y tế huyện Tương Dương để có biện pháp, tiếp nhận, thăm khám phù hợp cho bệnh nhân ngay từ đầu”.
Tuy nhiên, sau khi đưa Y Ka ra trung tâm y tế huyện và được y, bác sĩ chẩn đoán chỉ mắc bệnh thông thường và giữ lại để điều trị, theo dõi sức khỏe theo mong muốn của bệnh nhân. Hiện nay, sức khỏe của Y Ka đã ổn định, còn Y Ia tiếp tục trở về lại khu lán trại của gia đình để lao động, sản xuất và thực hiện cách ly một mình, đủ thời gian 2 tuần mới về nhà.
Bản Nậm Khiên 2 có 71 hộ/ 406 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ngoài những ngôi nhà kiên cố ở trung tâm bản, các gia đình trong bản cũng khai hoang một diện tích rộng lớn để làm khu sản xuất, chăn nuôi gia súc. Khu vực chăn nuôi của dân bản Nậm Khiên 2, cách khu dân cư khoảng 4 km đường rừng núi với nhiều lán trại của các hộ gia đình cách xa nhau. Bình thường, mỗi lán có từ 1-2 người ở lại để bảo vệ gia súc, hoa màu, lương thực của gia đình.
Nơi cách ly của chị em Y Ka và Y Ia nằm biệt lập trong rừng sâu - Ảnh: M.H |
“Chị em em là người ở xa về trong dịp dịch Covid-19 đang lan rộng, qua báo đài chúng em ý thức được mối nguy hiểm của căn bệnh này. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người thân trong gia đình và những người xung quanh, chị em em quyết định vào lán ở vừa cách ly phòng dịch theo đúng quy định, vừa có thể giúp bố mẹ trông coi lán trại, tăng gia sản xuất tại đây. Mong rằng dịch bệnh chóng qua để chị em em có thể trở lại công ty làm việc”, Y Ka chia sẻ.
Được biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, Đồn Biên phòng Nậm Càn phối hợp địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng dịch lây lan vào địa bàn. Trong đó đã thành lập 4 chốt/ 27 cán bộ, chiến sĩ kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện trên các đường mòn, lối mở ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép trên biên giới. Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19.
Tính đến 7h sáng ngày 10/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,6 triệu người nhiễm virus corona ... |
Những ngày ở nhà tránh dịch, nhu cầu đi chợ mua lương thực, nhu yếu phẩm của người dân Đà Nẵng tăng cao hơn. Để ... |
Trong bối cảnh của một trận chiến dài hơi chống “giặc Covid-19” của toàn xã hội, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cân nhắc các phương ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội