Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm

An toàn, vệ sinh lao động - ĐỖ THIỆM

Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm".
Bảo đảm ATVSLĐ: Góp phần phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch Thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động Những bước tiến quan trọng về quyền được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Hội thảo đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát về những tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hôị thảo được tổ chức tại thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội thảo có GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam; TS. Vũ Xuân Trung - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Bùi Đức Nhưỡng – Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH; bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam.

Cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên và Công đoàn Cao su Việt Nam.

Sát thực và kịp thời

Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, việc tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm tìm các giải pháp đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động là hoạt động chuyên đề được Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức định kỳ nhân dịp “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng Hành động về ATVSLĐ” hằng năm.

Hội thảo lần này càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi chúng ta vừa triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép số giờ làm thêm trong 01 năm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ ở tất cả các ngành, nghề, công việc, trừ một số đối tượng đặc biệt. Đồng thời, tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong một năm đều được làm thêm trên 40 giờ trong 01 tháng, nhưng không quá 60 giờ.

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam trao đổi về những nghiên cứu tác động của việc làm thêm giờ đến an toàn, sức khỏe người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

“Đây là quy phạm pháp luật mới của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, song cũng sẽ tác động lớn đến xã hội ở nhiều khía cạnh, nhất là đối với người lao động và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở ngoài khu vực nhà nước” - đồng chí Hồ Thị Kim Ngân nói.

Để vừa thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe của người lao động khi giờ làm thêm được điều chỉnh tăng thêm, cùng với tinh thần “Công nhân Việt Nam - Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, các đại biểu tham dự Hội thảo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ câu chuyện, bài học kinh nghiệm tại các địa phương, ngành, để học hỏi lẫn nhau, cùng với những khuyến nghị của các nhà khoa học để đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm.

Đi vào đời sống người lao động

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam trao đổi về các nghiên cứu, các chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Tại Hội thảo, những ý kiến của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát được công bố đã cung cấp thêm cho cán bộ công đoàn các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động.

Theo đó, việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau, tăng thời gian làm thêm giờ sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm sự chú ý và năng suất lao động của người lao động. Chất lượng công việc vì vậy bị giảm sút, các sản phẩm lỗi sẽ tăng lên.

Cùng với đó, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu, tăng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất và tâm thần người lao động; tăng tình trạng tai nạn thương tích và tỷ lệ thương tích phải nghỉ việc dẫn đến tăng tỷ lệ người lao động bỏ việc.

Tăng thời gian làm thêm giờ cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, khiến cho họ không còn thời gian tìm bạn đời; không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe sẽ bị hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ lao động. Những lao động có con nhỏ thì không có thời gian dành cho việc chăm sóc con cái và gia đình…

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Các đại biểu là cán bộ công đoàn của các ngành, các địa phương đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới, hiệu quả từ địa phương, cơ sở về công tác đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động khi tăng thời gian làm thêm giờ, nhất là vấn đề thời gian nghỉ ngơi, nghỉ giữa ca, hay chất lượng bữa ăn ca của người lao động…

Đồng thời cũng phản ánh nhiều tình huống từ thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở, cần có sự tham gia, vào cuộc sớm hơn, sâu hơn của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu thực tiễn đời sống công nhân lao động và đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Công đoàn Cao su Việt Nam đặt câu hỏi: “Công đoàn cần làm như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động trong cả thời gian làm việc bình thường và trong thời gian làm thêm giờ?".

Cùng chia sẻ, trao đổi về đề tài này, các đại biểu đại diện một số LĐLĐ như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk… khẳng định, ngoài những quy định của pháp luật về ATVSLĐ thì yếu tố cốt lõi là kiến thức, kỹ năng của cán bộ công đoàn các cấp về công tác ATVSLĐ. Cán bộ công đoàn có am hiểu về kiến thức pháp luật và kỹ năng, kinh nghiệm thì mới tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế, quy định nội bộ của doanh nghiệp; hay vững vàng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể; đặc biệt là tham gia kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp cải thiện, nâng cao điều kiện làm việc, hạn chế nguy cơ gây mất ATVSLĐ cho người lao động…

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu về thực trạng chất lượng bữa ăn ca ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, nhất là khi làm thêm giờ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu vấn đề về thực trạng chất lượng bữa ăn ca của người lao động, hiện nay ở nhiều nơi đã được cải thiện, chất lượng khá tốt, công tác an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát theo quy trình chặt chẽ hơn. Nhưng cũng còn không ít nơi bữa ăn ca của người lao động chưa được quan tâm, chú trọng từ khâu quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm đến giá trị, cân bằng dinh dưỡng… ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động khi tham gia lao động, nhất là trong thời gian làm tăng ca.

“Các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo về thực đơn bữa ăn ca đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho từng vùng, miền, ngành nghề… để có cơ sở cho cán bộ công đoàn và doanh nghiệp tham khảo làm cơ sở thương lượng về bữa ăn ca cho người lao động” – đồng chí Nguyễn Văn Nguyên nói.

Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm
Việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn

Cùng thống nhất ý kiến với nhiều đại biểu tham dự Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đăng Thành – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hoà chia sẻ, Hội thảo lần này là rất kịp thời và ý nghĩa thiết thực, giúp cho tổ chức Công đoàn các cấp và cán bộ công đoàn được cung cấp nhiều thông tin về quy định pháp luật mới, về những cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu khảo sát từ việc làm, đời sống của người lao động. Đặc biệt là những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả từ thực tiễn, ở cơ sở đã được chia sẻ, lan toả trong đội ngũ cán bộ công đoàn trực tiếp làm công tác ATVSLĐ của các địa phương, các ngành.

“Đây là những kiến thức khoa học, kỹ năng thực tiễn và kinh nghiệm quý giá, rất cần thiết cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở, nhằm phát huy vai trò, hiệu quả đại diện, bảo vệ và chăm lo, đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động trong tình hình mới. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần duy trì và tăng cường hơn nữa các hội nghị, hội thảo ý nghĩa như thế này, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia đến tận cán bộ công đoàn sơ sở” - đồng chí Nguyễn Đăng Thành bày tỏ.

Bức xúc vấn đề nhà ở cho người lao động Bức xúc vấn đề nhà ở cho người lao động

Hiện tình trạng người lao động, nhất là người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ăn ở tạm bợ, nay thuê ...

Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc

"Liên quan đến vụ xe hơi tông chết 3 người trong cùng gia đình ở thành phố Bắc Giang, cơ quan công an xác định ...

Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng

Theo phản ánh của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), mặc dù làm công việc độc hại, nguy hiểm nhưng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

game doi thuong
: Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời Video

game doi thuong : Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 Infographic

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Làm từ thiện để làm gì? Video

game doi thuong : Làm từ thiện để làm gì?

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

An toàn, vệ sinh lao động -

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

An toàn, vệ sinh lao động -

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động làm chết 7 người, 8 người bị thương.

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

An toàn, vệ sinh lao động -

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

Theo Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động, khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử, để bảo vệ sức khoẻ, người lao động cần lưu ý các kỹ thuật an toàn.

Vụ 5 công nhân Công ty Than Hòn Gai tử nạn: Con chưa chào đời, bố đã đi xa...

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 5 công nhân Công ty Than Hòn Gai tử nạn: Con chưa chào đời, bố đã đi xa...

“Anh ơi, anh ơi… Anh bảo tranh thủ đi làm vài tháng nữa, rồi về nhà cùng em đón đứa con sắp chào đời… Anh nói sẽ nghỉ hưu sớm để chăm con để em đi làm. Sao anh vội bỏ em và các con đi như thế...", tiếng khóc như xé lòng của chị Hà Thị Thu – vợ anh Vũ Văn Hiệp, một trong năm công nhân của Công ty Than Hòn Gai tử nạn, khiến những người chứng kiến lòng thêm quặn thắt.