Khi cô trò “nhầm vai”
game doi thuong - 05/10/2024 15:04 MỸ ANH
Cụ thể, trong giờ ra chơi giữa tiết 2 và tiết 3, học sinh Đ. đã có cử chỉ thân mật với cô giáo T. trên bục giảng. Theo lý giải, cô giáo cảm thấy mệt mỏi vì 2 tiết dạy học, em học sinh này đã lên vỗ về với những hành động thái quá với cô. Hình ảnh được một học sinh khác quay lại, lập tức lan truyền trên mạng xã hội.
Hiện tại, học sinh quay, học sinh Đ. và cô giáo T. đều đã nhận khuyết điểm. Cô T. cũng bị đình chỉ công tác để phục vụ quá trình thanh, kiểm tra. Theo lý giải từ các phía, em học sinh Đ. thừa nhận mình đã cợt nhả, trêu đùa cô giáo. Cô T., trong bản tường trình, cũng cho rằng mình non nớt trong việc quản lý lớp học và thiếu kỹ năng sư phạm trong trường hợp nhạy cảm.
Cảm xúc bực bội, phẫn nộ, chán nản của dư luận là dễ hiểu. Từ lâu, tình sư đồ vốn được coi là tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nền văn hóa. Và, trong tình cảm thuần khiết biết ơn ấy, luôn có một lằn ranh mặc định trong tâm thức mỗi người về giới hạn trong quan hệ. Tuy thân thiết, tương trợ nhưng thái độ đúng luôn phải là thầy ra thầy, trò ra trò. Hành vi học trò khoác vai, kề má cô giáo là hình ảnh được mặc định là sai trái nghiêm trọng về đạo đức.
Không chỉ riêng Việt Nam hay các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, ngay cả các nước phương Tây với tôn chỉ giáo dục khai phóng, trong nội quy tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên cũng cấm tiệt tình trạng thầy - trò; cô - trò quan hệ tình cảm cùng thời điểm học sinh đang học. Bởi nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình giáo dục cũng như gây xao nhãng việc dạy và học. Nói thế để thấy, hình ảnh trong clip tại sao lại trở thành tâm điểm của toàn dư luận.
Tuy nhiên, khi xem kỹ clip, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trước khi vội vàng quy kết về mối quan hệ cô - trò trong trường hợp này. Như nhà trường đã thông tin, cô giáo T. và học sinh Đ. ở gần nhà, có biết nhau từ trước. Học sinh sinh năm 2009 (15 tuổi), cô giáo sinh năm 2001 (23 tuổi). Học sinh mới nhập học ở trường được hơn 1 tháng, còn cô giáo cũng mới ra trường, đang dạy hợp đồng.
Nếu clip trên không phải ở bục giảng, mà ở quán nước, ở công viên thì câu chuyện rất bình thường. Thậm chí, nhiều người còn chỉ nghĩ đơn thuần bạn bè, chị em động viên nhau. Song, sự hồn nhiên, non nớt của cả hai đã tạo ra hình ảnh tệ hại trong những ngày qua khi họ quên “vai” cô - trò cũng như đang ngồi trên bục giảng. Và cô T. đã phạm một điều cấm kỵ trong nghề: để học sinh vượt quá giới hạn cũng như nhầm “vai” cô giáo với người chị gần nhà.
Năm học mới bắt đầu, cả cô cả trò đều quá trẻ. Họ đã non nớt, đã mắc sai lầm để tạo ra hình ảnh tai tiếng. Họ đã phải trả giá bằng những án phạt và làn sóng căm phẫn từ dư luận. Nhưng, họ vẫn còn cả một cuộc đời phía trước để sửa sai, để học và để dạy học.
Và, sau quá trình kiểm tra, nếu thực sự những điều đã diễn ra đúng như nhà trường thông báo, tôi vẫn nghĩ, cả cô, cả trò non trẻ ấy đều xứng đáng có một cơ hội để sửa sai. Bởi suy cho cùng, giáo dục là cảm hóa, là làm con người ta tốt đẹp hơn chính bản thân mình bằng nỗ lực chứ không phải chỉ chăm chăm những án phạt cho vừa lòng dư luận.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Khi cô trò “nhầm vai”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |