“Phụ huynh của bé nào?”
game doi thuong - 30/09/2024 13:29 Mỹ Anh
Cụ thể, đầu năm học, cô T.P.H, giáo viên chủ nhiệm một lớp 4 của trường Tiểu học Chương Dương kêu gọi phụ huynh lớp ủng hộ cô 6 triệu đồng để mua laptop (máy tính xách tay) phục vụ công việc giảng dạy.
Sau khi phụ huynh đồng ý, cô đã mua chiếc laptop với giá 11 triệu với lý do “để tải tài liệu nhanh”. Cô nhấn mạnh, mong phụ huynh hỗ trợ 6 triệu, cô bù 5 triệu và “chiếc laptop là của cô”.
Đáng nói, trong cuộc trao đổi trong nhóm Zalo với phụ huynh, sau khi đề nghị về việc sở hữu chiếc laptop do phụ huynh đóng góp hơn nửa số tiền kia, cô đã tạo một cuộc thăm dò ý kiến.
Trong số tất cả các phụ huynh đồng ý và không có ý kiến, có 3 phụ huynh không đồng ý. Như phản xạ, cô chat và hỏi “H. (người ấn không đồng ý) là phụ huynh của bé nào?”.
Hôm sau, khi đứng lớp, cô đã truy vấn học sinh về tên tuổi phụ huynh để tìm ra cho được phụ huynh không đồng ý. Trước đó, cô giáo này cũng đã tuyên bố tổ chức dạy thêm ngay trong group nhóm và không phụ huynh nào dám từ chối.
Đồng thời, khi thấy có phụ huynh không đồng tình về chiếc laptop, cô giáo đã “dỗi” và tuyên bố cô không nhận tiền của phụ huynh. Và, cô cũng gài thêm một câu, đại thể, cô sẽ không giải đề cương cho học sinh lớp.
Những điều tréo ngoe, tệ bạc trong cách hành xử của cô, có lẽ, không còn gì để nói. Nhưng, câu hỏi “phụ huynh của bé nào” là điều cần xem xét nghiêm túc vì nó là căn nguyên của rất nhiều vấn nạn trong ngành giáo dục.
Nỗi sợ con “bị đì” là có thật. Và, phụ huynh nhiều khi đã sợ hãi mà phải làm theo những yêu cầu của một bộ phận giáo viên lạm quyền, gây áp lực cho người nhà học sinh.
Quay trở lại câu hỏi của cô giáo trong nhóm lớp, không phụ huynh nào dám trả lời. Đồng thời, trong 3 người ấn nút “không đồng ý”, phụ huynh bị hỏi “là phụ huynh của bé nào”, chia sẻ, anh cảm thấy lo sợ cho con bị cô gây khó dễ trên lớp.
Một phụ huynh khác cảm thấy hối hận vì quyết định của mình có thể ảnh hưởng tới con. Phụ huynh còn lại đã “thay đổi lựa chọn” sang “đồng ý”.
Thấy rõ, trong trường hợp này, yêu sách của cô là vô lý, phi giáo dục, nhưng ngay cả những phụ huynh lựa chọn dựa trên cái đúng, lòng chính trực cũng đã phải chùn bước khi con cái đang trong tay cô. Nó như một dạng “con tin” để gây sức ép cho phụ huynh.
Và, sự việc bùng nổ trên truyền thông cũng là tình huống phụ huynh bị dồn tới đường cùng. Họ phải lên tiếng để loại giáo viên khỏi lớp, bảo vệ con mình khi chính cô giáo đã truy vấn trực tiếp người phản đối quyền lợi vô lý của mình.
Còn lại, cơ bản, trong những trường hợp khác, phụ huynh sẽ xùy vài trăm ngàn đồng để đổi lấy sự phát triển bình thường về tinh thần của con em
Yêu sách của cô T.P.H là quá đáng. Câu hỏi cô bật thành lời “là phụ huynh của bé nào” là thô thiển. Nhưng, nỗi sợ của phụ huynh về việc không “chăm sóc” cô để cô “ghim”, cô “đì” con em ở trường là hiện hữu.
Nó không nhất thiết là những yêu sách vô lý hay những câu hỏi hiển ngôn như cô H. Nó là áp lực ngầm, khi cán cân chênh lệch quyền lực giữa phụ huynh học sinh và cô giáo là quá lớn và thiếu lành mạnh. Các cơ chế giám sát chưa đủ tốt trước áp lực tinh vi của một bộ phận giáo viên.
Và, như tôi đã nói trong một bài viết khác, Bộ Giáo dục & Đào tạo nên xem xét kỹ lại đề xuất cho giáo viên đứng lớp được dạy thêm học sinh lớp mình. Bởi, các đối tượng trong chính sách xung đột lợi ích khi cô vừa dạy chính, dạy thêm, ra đề và chấm điểm học sinh.
Câu hỏi, “phụ huynh của bé nào” thực sự cần Bộ xem xét nghiêm túc như một phần bất ổn của hệ thống chứ không phải một lời nói bột phát từ một cô giáo trong cơn tức giận.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Phụ huynh của bé nào?”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- “Phụ huynh của bé nào?”
- Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
- Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 9: Chưa có hướng dẫn chung cho các ngân hàng đối với thẻ “ngủ đông”
- Công đoàn Viên chức Việt Nam tuyên dương học sinh giỏi