Đón xem cuộc trò chuyện với “trí thức của giai cấp công nhân”
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 26/10/2023 18:49 Ngũ Duy Minh
PGS.TS Nguyễn An Lương là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà lãnh đạo của tổ chức Công đoàn một thời. Dù đã nghỉ hưu gần 20 năm nhưng ông vẫn tâm huyết, đau đáu với lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) – một lĩnh vực mà ông có nhiều đóng góp to lớn.
Xuất thân trong một gia đình trí thức ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh - quê hương miền Trung giàu truyền thống cách mạng, ông là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em đều là những cán bộ khoa học, cán bộ Đảng, Nhà nước.
Năm 1959, ông thi đỗ và trở thành sinh viên khóa 4, Đại học Bách khoa Hà Nội. Được giữ lại làm giảng viên bộ môn Chế tạo máy thuộc khoa Cơ khí, ông nhiều lần đi thực tế tại hầm lò mỏ than Hà Lầm để thiết kế phần cơ khí ở mỏ mới Tây Khe Sim.
Tại đây, ông đã tiếp cận và quan tâm đến các công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, không ngờ rằng đấy chính là cái “nghiệp” nhiều năm sau này của mình.
PGS.TS Nguyễn An Lương - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Văn Quân |
Ông bén duyên với tổ chức Công đoàn tại Đại hội Liên hiệp Công đoàn TP. Hà Nội năm 1978. Khi đó, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Quốc Việt nắm tay ông và nói: “Đây là trí thức của giai cấp công nhân”. Câu nói đó đã trở thành động lực để ông gắn bó với sự nghiệp của tổ chức Công đoàn sau này.
Năm 1979 ông được điều động và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ). Từ 7/1984 đến 7/1999 là Viện trưởng Viện KHKT Bảo hộ lao động.
Ông liên tiếp tham gia Ban Chấp hành khóa 5 và 6 và được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa 7 (1993 - 1998), Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa 8 (1998 – 2003).
Sau khi nghỉ hưu, ông dành nhiều tâm sức cho hoạt động của Hội KHKT An toàn Vệ sinh lao động Việt Nam (VOSHA). Ông cùng các đồng nghiệp tiếp tục thực hiện thành công nhiều đề tài, tổ chức nhiều hội thảo khoa học, nhiều lớp tập huấn về ATVSLĐ. Đặc biệt, ông đã chủ biên xuất bản cuốn sách “Bảo hộ lao động” (2012), trở thành sách “gối đầu giường” cho cán bộ nghiên cứu, chuyên trách về bảo hộ lao động.
Trên Talk Công đoàn, PGS.TS Nguyễn An Lương đề cập những nội dung cơ bản của công tác ATVSLĐ; đặc biệt là vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp của tổ chức Công đoàn đối với công tác ATVSLĐ.
Ông cũng đưa ra quan điểm về việc làm thế nào phát huy vai trò giám sát của tổ chức Công đoàn đối với công tác ATVSLĐ; những lời khuyên cho các cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên để nâng cao khả năng nhận biết nguy cơ rủi ro mất an toàn cho người lao động.
Trong chương trình, PGS.TS Nguyễn An Lương cũng làm rõ hơn về thuật ngữ “văn hóa an toàn”; làm sao để nâng công tác đảm bảo ATVSLĐ lên một tầm mới, thành nét văn hóa mới của con người.
Talk Công đoàn tuần này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một con người luôn đau đáu với “nghiệp” an toàn; cách nhìn nhận, đánh giá các vấn đề cuộc sống từ góc nhìn an toàn; tìm hiều và chia sẻ cách xây dựng “Văn hóa an toàn” trong các cơ quan, đơn vị; vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng “Văn hóa an toàn”...
Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam: “Mình còn nợ người lao động rất nhiều!” “Cảm giác lớn nhất trong tôi là mình vẫn còn nợ người lao động (NLĐ) rất nhiều" - đồng chí Mai Thành Phương, Chủ tịch ... |
“Luôn đổi mới chính mình để chăm lo tốt nhất cho người lao động” "Chủ động, đổi mới, sáng tạo và quyết liệt” là phương châm hoạt động công đoàn gần 2 thập kỷ qua của đồng chí Nguyễn ... |
Đồng chí Nguyễn Mạnh Kha: “Mỗi sáng kiến là một câu chuyện” Lãnh đạo Công đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm khi triển khai Chương trình “01 triệu sáng kiến - ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 20/09/2024 07:50
Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương
Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 28/08/2024 10:52
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động
"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 24/08/2024 14:40
Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca
Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 23/08/2024 16:41
Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động
Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/08/2024 13:30
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”
Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/07/2024 08:49
Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.