"Đeo khẩu trang hơn đeo máy thở, ở nhà sướng hơn ở bệnh viện"
Đời sống - 03/08/2020 06:00 Minh Hoàng
Khi thực hiện giãn cách xã hội, cuối tháng 3/2020, xuất hiện hàng loạt thông điệp của các y, bác sỹ kêu gọi người dân ở nhà. Trong ảnh, các bác sỹ Bệnh viện dã chiến thuộc Sở Y tế Quảng Ninh với một thông điệp như vậy. Ảnh ncov.moh.gov.vn |
Đã có ca thứ 6 tử vong vì Covid, tất cả đều là người cao tuổi, có tiền sử bệnh nền. Ngành Y tế cho biết, khoảng 60% số ca nhiễm không có dấu hiệu ho, sốt đặc trưng. Dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, khiến người bị bệnh không áp dụng các biện pháp cách ly; người khỏe cũng không biết để phòng tránh. Kết quả, khi dịch bùng phát, hàng trăm, hàng nghìn người có thể đã mắc bệnh. Người già yếu, có bệnh nền là đối tượng rủi ro nhất.
Cộng đồng mạng xã hội công nhân nhanh chóng chia sẻ tin thêm ba bệnh nhân tử vong với rất nhiều nỗi lo. “Dịch đến chân rồi mọi người ạ, điều gì tiếp nữa đây?”, một bạn lo lắng hỏi. “Ngày mưa gió ở nhà cho lành vẫn không yên. Nghe diễn biến dịch mà thấy sợ”, một bạn khác viết. “Đeo khẩu trang hơn đeo máy thở, ở nhà sướng hơn ở bệnh viện. Làm ơn tự bảo vệ mình mọi người ơi…”, một bạn khác khẩn thiết.
Mạng xã hội công nhân lo lắng chia sẻ thông tin một số trường hợp nhiễm dịch mà không có triệu chứng đặc trưng. Ảnh chụp từ Facebook |
“Dịch trở lại và tai hại hơn xưa” - lời một bạn công nhân - chỉ trong vòng trên dưới mười ngày, liên tiếp những tin không vui được công bố. Không chỉ là nguy cơ dịch có thể gây tử vong nữa mà tử vong đã là chuyện hiện hữu. Con số có thể chưa dừng lại. Cũng không ai biết tử vong chỉ xảy ra với người cao tuổi có bệnh lý nền hay còn ở đối tượng nào nữa?
Một bạn công nhân Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) thì kêu gọi “Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn”. Dường như dịch bệnh làm người ta nhìn lại mình, trân quý hơn với những gì đang có, nhất là chính cuộc sống, mạng sống của mình. Chúng ta đã quá mải miết theo đuổi lợi ích, công danh; đã quá vội vã, ham hố những thứ vật chất phù du mà sao nhãng với sức khỏe của mình, người thân hay niềm hạnh phúc bình dị sum vầy cùng gia đình, đơn sơ mà ấm áp.
Tháng 3/2020, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chế tạo thiết bị rửa tay sát khuẩn và lắp đặt tại 5 chợ lớn của thành phố cho người dân sử dụng. Ảnh tienphong.vn |
Dịch bệnh không chừa một ai. Hôm nay là thông tin người nào đó không may mắn nhiễm dịch, ngày mai người không may mắn đó có thể là mình. Vậy thì hãy sống cho tử tế, đàng hoàng, sống cho ý nghĩa. “Đừng than làm gì ăn. Đừng than mất việc nữa. Cũng đừng than bán không được này kia… Sống là vui lắm rồi”, bạn nói trên viết tiếp. Điều bạn viết có lẽ tự nhiên từ đáy lòng mà rất đáng suy ngẫm.
Chúng ta không sợ dịch - và sợ cũng không tránh được - điều cần nhất lúc này là bình tĩnh, không hoang mang. Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. Luôn luôn đeo khẩu trang; rửa tay sát khuẩn; bảo đảm khoảng cách với người tiếp xúc không dưới 2 m; ở nhà, không ra ngoài nếu không thật cần thiết. Sẽ có khá nhiều hạn chế, phiền toái so với ngày thường, nhưng: “Súc miệng nước muối vẫn sướng hơn truyền nước”, như lời một bạn công nhân.
Lãnh đạo và Công đoàn Công ty Nidec Việt Nam, Khu Công nghệ cao (quận 9, thành phố Hồ Chí Minh) cho kẻ vạch định vị vị trí công nhân khi vào nhà ăn lấy cơm để bảo đảm giãn cách theo quy định. Ảnh baotintuc.vn |
“Vào lúc này tôi chỉ ước các bác sỹ có thật nhiều sức khỏe để cứu Đà Nẵng và cả nước qua cơn đại dịch”, một bạn viết. Tôi cũng ước như bạn. Có lẽ hàng triệu người cũng ước như thế. Tôi nhớ lời kêu gọi của các bác sỹ lần dịch bệnh trước đây: “Chúng tôi đi làm vì các bạn. Các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi”. Mỗi người phòng, chống dịch nghiêm là góp phần làm cho các bác sỹ khỏe…
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội