Đề án phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2030
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2022 11:09 HÀ VY
Bố làm việc trên tàu hạnh phúc khi biết con ở nhà vui Tết Thiếu nhi Cán bộ Công đoàn tiêu biểu là hình ảnh sinh động nhất về đổi mới của tổ chức Công đoàn |
Tàu container của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Ảnh: VOSCO |
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam gần như phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. Đội tàu vận tải biển quốc tế Việt Nam còn thiếu và yếu. Việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam còn gặp không ít rào cản.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đội tàu trong nước chủ yếu vận tải nội địa và hoạt động tuyến quốc tế ngắn trong phạm vi châu Á, chưa thể cạnh tranh được đội tàu nước ngoài do cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, trọng tải nhỏ. Trong khi đó, xu hướng thế giới phát triển tàu trọng tải lớn hơn để tối ưu hóa chi phí vận tải, đặc biệt là đội tàu container và tàu chuyên dụng. Việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam là hướng đi quan trọng để giảm chi phí vận tải, từng bước nâng cao thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đội tàu biển Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài.
Đội tàu của Việt Nam đang có xu hướng giảm về tổng số lượng tàu nhưng tăng số lượng loại tàu có trọng tải lớn, tổng dung tích và trọng tải của đội tàu. Giai đoạn 2016 - 2020, số lượng đội tàu vận tải biển dao động từ 1.000 đến trên 1.200 tàu. Số lượng tàu năm 2021 so với năm 2016 giảm hơn 200 tàu (tương đương 17,2 %).
So với giai đoạn 2010 - 2015, đội tàu vận tải của Việt Nam đã giảm hơn 400 tàu. Tuy nhiên, tổng dung tích và tổng trọng tải của đội tàu vận tải lại tăng hơn 6%. Đội tàu biển Việt Nam hiện nay chủ yếu phù hợp với thị trường vận chuyển hàng hóa ven biển nội địa hoặc quốc tế ngắn trong khu vực. Đội tàu chưa thể cạnh tranh tại thị trường vận chuyển quốc tế, khi thế giới đang phát triển cỡ tàu lớn hơn để tối ưu hóa chi phí. Đội tàu container, tàu dầu cũng được phát triển với kích thước tàu rất lớn từ năm 2018 đến nay.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, đến ngày 31/3/2022, cả nước có 10 công ty vận tải container. Các công ty sở hữu 48 tàu container với tổng sức chở 39.519 Teus, tổng trọng tải 548.236 DWT. Trong số này, có tới 13 tàu trên 25 tuổi, 3 tàu trên 20 tuổi, chỉ có thể chạy ở trong nước. 17 tàu có trọng tải từ 600 Teus trở lên có thể chạy các tuyến phạm vi châu Á. So sánh trong khu vực, chỉ riêng hãng Evergreen của Đài Loan đã sở hữu 116 tàu và thuê khai thác 87 tàu với tổng năng lực chuyên chở là 1,4 triệu Teus.
Trong tháng 5/2022, Cục Hàng hải Việt Nam đã lấy ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp vận tải biển về Dự thảo Đề án phát triển đội vận tải biển quốc tế. Ảnh: H.A |
Đánh giá cơ hội phát triển đội tàu biển quốc tế, nhiều chuyên gia khẳng định rằng tiềm năng, lợi thế rất lớn. Việt Nam nằm trên tuyến vận tải hàng hải trọng yếu Đông - Tây của bán cầu Bắc, chiếm trên 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn thế giới. Khoảng 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển. Tốc độ hàng hóa thông qua cảng biển nước ta tăng bình quân từ 10% đến 15% năm. Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, là thành viên tích cực của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thị trường quốc tế.
Việt Nam đã tham gia cơ bản tất cả công ước liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Hệ thống cảng biển của Việt Nam phát triển mạnh, có thể đón tất cả các tàu lớn nhất thế giới vào hoạt động, thời gian tàu nằm chờ cầu để làm hàng rất thấp.
Ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Ảnh: H.A |
Góp ý kiến về Dự thảo Đề án, các chuyên gia cho rằng cần phát triển đội tàu để chiếm lĩnh thị trường châu Á trước khi tiến ra quốc tế. Sau 20 năm quy hoạch, đầu tư xây dựng và khai thác, ngành Hàng hải đã hình thành những cảng biển lớn. Hệ thống cảng biển Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: Cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, được phân bố trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa được điều kiện tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển. Một số cảng biển nước sâu đón được các tàu lớn nhất thế giới đi biển xa mà không phải giảm hàng, phải trung chuyển. Từ đây, đã hình thành 3 phân khúc thị trường vận tải là vận tải nội địa, nội Á và biển xa.
Bên cạnh mục tiêu phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế, vẫn phải tập trung phát triển đội tàu vận tải nội địa. Phải tăng được thị phần hàng hóa, khối lượng hàng hóa bằng đường biển và đường nội địa để giảm áp lực cho đường bộ, giảm giá thành vận tải biển và nội địa, từ đó giảm chi phí logistics… Phát triển vận tải biển nội địa cũng là để vận tải gom hàng cho vận tải nội Á và biển xa.
Để đạt được mục tiêu là đến năm 2030 phát triển được đội tàu vận tải biển quốc tế, tăng được thị phần cần có phải giáp cả về hạ tầng, đội tàu, nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền viên đóng vai trò quan trọng vì là lực lượng lao động yêu cầu có sức khỏe tốt, được đào tạo bài bản cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc trong môi trường đa quốc tịch, am hiểu luật pháp quốc tế, có bề dày kinh nghiệm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng và phát triển lực lượng thuyền viên, đặc biệt là thủy thủ và thợ máy trẻ tuổi. Chính sách đãi ngộ đối với thuyền viên Việt Nam không thực sự hấp dẫn nên doanh nghiệp vận tải khó tuyển dụng thuyền viên. Theo đề xuất của Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, để mức lương tối thiểu cho thuyền viên đảm bảo mức sống thì phải bằng mức lương tối thiểu của ILO là 618 USD/người/tháng, tương đương với 14 triệu đồng. Nhà nước cần quy định mức lương tối thiểu cho thuyền viên như nói trên để đảm bảo mức sống, sự thu hút đối với lao động vận tải biển...
“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?” Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
Một chi tiết thừa khi viết về vụ Triệu Quân Sự Tôi thực sự thấy bức xúc với một số đơn vị truyền thông và không ít "status" - dòng trạng thái, trên các trang mạng ... |
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 11:19
Chạy đua ra mắt xe hybrid, khách Việt tha hồ lựa chọn
Ít nhất có 6 mẫu xe hybrid sẽ ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm nay, đến từ nhiều thương hiệu và phân khúc khác nhau.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi