Công tác giám sát an toàn thực phẩm ở các chợ đầu mối đang được siết chặt
Đời sống - 29/07/2019 10:58 Quang Hưng
Giám sát an toàn thực phẩm các chợ đầu mối. |
Hà Nội hiện có 454 chợ các loại, trong đó có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán). Các chợ trên hàng ngày cung cấp 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, và an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối còn nhiều bất cập, gây lo lắng cho người dân.
5h sáng, chúng tôi có mặt tại chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội), nhưng chợ đã tấp nập người mua, kẻ bán. Chị Hoàng Thị Xuân (thị trấn Thường Tín) cho biết: mỗi ngày, tại chợ bày bán hàng trăm tấn gia cầm các loại. Gia cầm từ khắp các nơi được các tư thương thu gom đem đến chợ, sau đó bán lại cho các tư thương khác để đem về bán ở các chợ trên địa bàn Hà Nội, Hà Nam… Với quy mô lớn như vậy, nhưng tại chợ đầu mối gia cầm này, có rất nhiều hộ buôn bán theo kiểu tự phát, không đăng ký kinh doanh, cũng không qua kiểm dịch gia cầm. Có những ngày cao điểm, số lượng gia cầm tăng cao, ngoài các ki ốt trong chợ, số lượng lớn gà, vịt được bày bán la liệt bên ngoài cổng chợ, lấp hết các khoảng trống, gần như không có lối đi vào…
Chị Đỗ Thị Dịu (Nam Trực, Nam Định) trọ gần chợ Hà Vỹ cho biết, có lần chị mua thịt gà giá rẻ chỉ 75.000 đồng/kg nhưng khi luộc lên mới biết là không phải thịt gà tươi mà có thể đã làm trước đó từ vài ngày. Dù nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ nhưng so với các chợ cóc gần nhà, chị vẫn muốn đến đây để mua vì giá quá rẻ, lại tiện trên đường tập thể dục về nhà.
Tại chợ đầu mối nông sản Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), hằng ngày trung bình có 700 hộ kinh doanh tại chợ. Qua kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, sản phẩm động vật của các hộ kinh doanh tại chợ đều được mua từ các nơi khác mang về bán, nhất là sản phẩm đã qua chế biến đều không có tem nhãn sản phẩm. Các hộ kinh doanh không cung cấp được hóa đơn, hợp đồng… để chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Tại khu vực kinh doanh rau, củ, quả, phần lớn bày bán trên bạt hoặc vỏ bao, bì, thùng, mẹt để trên sàn chợ, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Bà Nguyễn Thu Hồng, một chủ kinh doanh mặt hàng rau cho biết, hàng ngày, sáng sớm bà ra chợ mua từng bó rau lớn rồi về chia thành từng mớ nhỏ để bán, mỗi ngày cũng bán được 200 đến 300 mớ. Nói về nguồn gốc của rau, bà vô tư cho biết: Mình chỉ biết các bà bán buôn nói là rau sạch chứ thực chất sạch ở mức độ nào mình cũng không thể nhận biết bằng mắt thường…
Chợ gia cầm Hà Vĩ bày bán la liệt các loại gia cầm nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ |
Theo ông Trần Mạnh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, việc kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm bán tại chợ đầu mối là rất khó khăn, vì hiện nay hơn 70% người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm từ các chợ đầu mối, chợ dân sinh và chợ cóc, chợ tạm; chỉ có 30% số người tiêu dùng giao dịch tại siêu thị. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, chưa có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Bộ NN&PTNT sớm ban hành bộ quy định tiêu chí cụ thể cho các chợ đầu mối, chợ bán buôn hàng hóa nông sản và đội liên ngành thanh tra, quản lý thị trường, quản lý chất lượng thanh kiểm tra, kiểm soát chất lượng, thống kê đầu vào - ra, nguồn hàng của các tỉnh, thành phố nhập về các chợ đầu mối. Qua đó, sẽ truy xuất được nguồn gốc nông sản thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng thủ đô.
Theo Chuyên gia kinh tế Bộ Công thương Nguyễn Tuấn Hải, “Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chợ đầu mối, cần tăng cường phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết người sản xuất với các chuỗi bán lẻ lớn; bảo đảm cân đối cung cầu, có thể truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi. Đồng thời, tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá thành và giá bán các sản phẩm nông sản”.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội