Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc
An toàn, vệ sinh lao động - 25/05/2024 15:25 Hà Vy
Bắc Giang: Phát triển đảng viên là công nhân khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước |
Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024, đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bắc phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại với đại diện cho hơn 300.000 công nhân, viên chức, lao động.
Công nhân thuỷ nông kiến nghị tại Hội nghị đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh. Ảnh: Quyết Chiến |
Nghề nặng nhọc độc hại nhưng sắp nghỉ hưu, lương chỉ hơn 5 triệu đồng
Tại Hội nghị, ông Vũ Chí Thăng - Tổ Công đoàn Trạm bơm Cống Bún, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương, thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang chia sẻ, cán bộ, công nhân viên ngành Thuỷ nông, làm việc tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, vất vả nhưng tiền lương chưa đảm bảo.
Theo ông Vũ Chí Thăng, Công ty hiện có 470 công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và có nhiều khó khăn.
Từ tháng 8/2018, thực hiện chủ trương của tỉnh Bắc Giang, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Yên Dũng và Công trình thuỷ nông Nam Yên Thế sáp nhập với Công ty Thuỷ nông Sông Cầu. Người lao động của Công ty có nhiệm vụ quản lý trực bơm nước, vớt rác thải, vớt bèo, sửa chữa kênh mương, thu bổ nạo vét kênh mương, vấn đề rác thải rất nhiều, trực rất vất vả, 3 ca 4 kíp. Công nhân vận hành máy từ 6 giờ sáng dến 2 giờ chiều. Từ 2 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Việc vận hành máy rất vất vả vì có bơm điện động cơ lớn tới 7700m3/giờ.
Đặc thù như Trạm bơm Cống Bún, Trạm bơm thương mại, Trạm bơm Cổ Dung thuộc Xí nghiệp thuỷ nông Nam Yên Dũng có những máy bơm động cơ lớn như thế.
Công việc của công nhân thuỷ nông nặng nhọc, nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh: CT |
Đơn vị phân công lao động theo hướng, với động cơ 33m3/giờ thì tổ trực máy theo ca gồm 2 người. Với động cơ từ 7000m3/trở lên phải có 3 người vừa vận hành máy, vừa kiểm tra thiết bị điện, vớt rác, đi vận chuyển rác thải. Công việc độc hại vì tiếng ồn rất lớn. Bên cạnh đó, người lao động vận hành động cơ trục đứng vận chuyển nước có áp lực cao.
Khi vớt rác thì chủ yếu là lao động thủ công, chưa có công cụ hỗ trợ tốt. Nhất là khi mưa to, gió lớn, công nhân dễ có nguy cơ ngã xuống bể hút rất nguy hiểm. Do vậy, mỗi khi vớt rác, công nhân đều phải nhắc nhau rất thận trọng, tuy nhiên, không ít công nhân vẫn bị trượt ngã trong lúc làm việc.
Ông Nguyễn Huy Chiến – công nhân Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Sông Thương kiến nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ về môi trường cho các công nhân thuỷ nông. Do tình trạng ô nhiễm môi trường mà công nhân thuỷ nông vốn có nhiệm vụ đưa nước phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp, cấy trồng thuỷ sản lại vừa phải kiêm việc của công nhân môi trường, vớt rác.
Công ty hiện có khoảng 300 lao động. Công nhân của Công ty thường xuyên phải đi kiểm tra, vệ sinh công trình, dọn cỏ rác, khơi thông dòng chảy, bảo dưỡng, vận hành.
Công nhân đã đề xuất nhiều năm nhưng hiện vẫn chưa được hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại. Máy bơm trục đứng phần lớn có công suất từ 7000m3/giờ trở lên với tiếng ồn lớn khiến sức khoẻ anh em bị ảnh hưởng.
Điều kiện làm việc có yếu tố rủi ro mất an toàn cao. Ảnh: NVCC |
Chưa kể đến việc công nhân thuỷ nông phải vớt hàng chục tấn rác/ngày. Do tình trạng ô nhiễm môi trường, đơn vị phải phân công công nhân thực hiện vớt rác lên bờ, sau 2 đến 3 ngày UBND xã sẽ chuyển đi.
Vớt cả chục tấn rác/ngày nhưng công nhân thuỷ nông chủ yếu lao động thủ công, dùng cào thuỷ nông, cuốc là chính mà không có máy móc hỗ trợ. Nhất là vào mùa mưa lũ, rác ở đâu kéo đến khiến công nhân thuỷ nông rất vất vả. Bên cạnh đó là hệ thống kênh tưới, cỏ mọc nhiều khiến công nhân thuỷ nông thêm công việc.
Kiến nghị có chính sách tiền lương phù hợp
Tại Hội nghị, đại diện công nhân lao động cả Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Sông Thương và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương đều kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm, kiến nghị cơ quan chức năng có chính sách phù hợp để cải thiện tiền lương cho công nhân thuỷ nông, trong đó có tăng thuỷ lợi phí.
“Những năm qua, chế độ tiền lương với công nhân thuỷ nông rất thấp. Công ty có 470 lao động thì số người có lương bậc 5, bậc 6 gần về hưu đạt gần 50%. Còn lại 50% là cán bộ mới vào bậc 3, bậc 4. Tiền lương của công nhân thuỷ nông hiện nay được ngân sách nhà nước cấp.
Bản thân tôi năm nay đã 60 tuổi, bậc lương 7/7. Theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019, sang năm tôi sẽ nghỉ hưu. Tuy nhiên, căn cứ hệ số lương tối thiểu vùng hiện nay, tiền lương của tôi chưa trừ các khoản là khoảng 6,1 triệu đồng. Sau khi trừ tiền bảo hiểm, công đoàn, đóng góp các khoản, tiền thực lĩnh chỉ còn 5,3 đến 5,4 triệu đồng/tháng. Với gần 30 năm cống hiến, đạt mức lương như vậy khiến cuộc sống rất khó khăn. Trang trải cuộc sống theo mặt bằng xã hội, giá cả tăng cao thì không đủ để lo cho gia đình 2 con, vợ là lao động tự do” - ông Thăng chia sẻ.
Do ô nhiễm môi trường, công nhân thuỷ nông bất đắc dĩ kiêm việc vớt rác. Ảnh: NVCC |
Đại diện cho công nhân của Công ty, ông Thăng kiến nghị UBND tỉnh có chế độ, chính sách làm sao nâng cao chế độ tiền lương cho anh em từ bậc 3 đến bậc 7. Làm sao để mức tiền lương của công nhân thuỷ nông đạt 9 triệu đồng/tháng.
Trong các năm 2019, 2020, 2022, tiền thu hồi đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp của Công ty đã bị cắt, không tăng thuỷ lợi phí (trước tỉnh Bắc Giang cho thu thuỷ lợi phí ở miền núi thì nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính yêu cầu thu thuỷ lợi phí đồng bằng). Vì thế, đời sống công nhân của Công ty rất khó khăn.
“Chúng tôi mong UBND tỉnh có chính sách nâng hệ số cấp bù cho số tiền đã mất đi và kiến nghị tăng thuỷ lợi phí để Công ty chi nâng lương cho anh em” – ông Thăng cho biết.
Còn ông Nguyễn Huy Chiến đề nghị UBND tỉnh ý kiến với Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng mức thuỷ lợi phí. Hiện nay, giá thuỷ lợi phí tính theo giá thóc là 3.000 đồng mà giá thị trường lại cao hơn rất nhiều. Việc tăng thuỷ lợi phí cũng là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.
Ông Nguyễn Huy Chiến. Ảnh: ThC |
“Tôi đi làm đã 33 năm, là công nhân bậc 6 với hệ số 1,64. Còn 5 năm nữa, tôi sẽ nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhưng tiền lương thực lĩnh mới đạt khoảng 5,3 triệu đồng/tháng. Còn công mới vào hưởng bậc 1 là 3,6 triệu đồng/tháng" - ông Chiến cho biết.
Trả lời vấn đề này, đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mức thu thuỷ lợi phí thấp mà công nhân thuỷ nông nêu sẽ được tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.
Vướng mắc lớn nhất hiện nay là Trung ương chưa điều chỉnh một số chính sách về mức thu thuỷ lợi phí, đơn giá dịch vụ công ích đối với hoạt động của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi, dù tỉnh Bắc Giang đã kiến nghị nhiều lần. Thiếu căn cứ pháp lý của Trung ương nên khó khăn của công nhân thuỷ nông thời gian qua còn tồn đọng.
Sau hội nghị đối thoại, tỉnh sẽ tiếp tục phản ánh để Trung ương, Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn của người lao động.
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc