Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
game doi thuong - 30/10/2024 10:33 HÀ PHAN
Thúy cho hay, với thu nhập hơn chục triệu mỗi tháng càng ngày càng khó sống. Hơn nữa, cô cảm thấy ở TP HCM ngột ngạt, hiện quê cô ngoài miền Trung có nhà máy cùng ngành sắp mở và đang tuyển người, dù lương chỉ hơn 7 triệu nhưng từng đó ở quê sống dễ hơn…
Người lao động lựa chọn “di cư ngược” như Thúy ngày càng nhiều không chỉ vì thu nhập hay sống ở các đô thị, khu công nghiệp lớn “khó thở” hơn mà khoảng cách giữa quê và trong này ngày càng thu hẹp. Khá nhiều nơi hiện nay thậm chí có mặt bằng đời sống chung, điều kiện sinh hoạt còn tốt hơn những khu nhà trọ đông đúc, không gian sống chật hẹp ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc cùng internet phủ khắp, ngồi đâu cũng gần như giữa TP HCM, hạ tầng rất nhiều vùng quê - nhất là “nông thôn mới” được cải thiện rõ rệt… đã kéo người lao động trở lại quê hương.
Liên đoàn Lao động Đồng Nai cho biết hàng loạt doanh nghiệp trong ngành Dệt may, da giày, sản xuất - chế biến gỗ… “khát” lao động do hàng chục ngàn lao động về quê làm việc! Ở Bình Dương, Đồng Nai thì hiện tượng công nhân “bỏ phố về quê” cũng đang phổ biến hơn ở nhiều doanh nghiệp lớn. Lo ngại nhiều trước tình trạng này nhưng mừng vui cũng không ít bởi sau thời gian đầu cả chủ lẫn thợ đều bỡ ngỡ, phải tập làm quen rồi sẽ tốt cho tất cả. Đấy là chưa kể ở tầm vĩ mô thì phân bổ lao động cùng phát triển vùng miền sẽ đều, đa dạng và nhiều lựa chọn hơn.
Năm 2023, lần đầu tiên TP.HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành. Tỉ lệ tăng dân số nhập cư chỉ còn 0,67%, tương đương với 65.000 người. Trong thực tế, khá nhiều khu nhà trọ vùng ven hay gần các nhà máy lớn giờ đang lâm vào cảnh đìu hiu vắng vẻ bởi công nhân về quê làm việc. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh thành thu hút số lượng công nhân không nhỏ. Với điều kiện làm việc có khi ngang bằng, thu nhập không thấp hơn nhiều và lại được gần nhà, không vất vả ngược xuôi khi lễ Tết, bớt nhiều chi phí lớn… thì người lao động “bỏ phố về quê” hoàn toàn dễ hiểu.
Thời gian đầu, nhiều công ty lớn ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai sẽ “hụt hẫng” khó tìm ngay nguồn lao động thay thế nhưng về lâu dài họ chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp khác có lợi cho nhiều bên. Cắt giảm nhân sự tự động hóa nhiều hơn hay di dời nhà xưởng đến nơi có chi phí phù hợp, thấp hơn cùng với việc cải thiện chế độ, đãi ngộ để thu hút người làm. Ngay cả các cơ quan quản lý, điều hành tỉnh thành cũng sẽ tìm ra hướng giữ chân lao động, tăng sức cạnh tranh, “làm mới” mình để thành nơi đáng sống, dễ làm việc.
Việc “giãn dân” theo hướng này nên xem là tín hiệu tích cực khi lao động phân bổ hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển, cơ sở hạ tầng của các địa phương hơn hiện nay. Đó còn là “thử nghiệm” tốt để nhiều tỉnh thành giữ chân lao động địa phương, thu hút doanh nghiệp tương xứng với khả năng của mình. Người lao động cũng sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn thay vì đua nhau đổ vào Đông Nam Bộ ngày càng quá tải về điều kiện sống, sinh hoạt và khó phát triển. Thay vì hốt hoảng cho rằng đó là tín hiệu xấu của nền kinh tế, đời sống xã hội thì hãy coi đây là dịp tốt để cơ quan quản lý, doanh nghiệp, địa phương và người lao động cùng “thử nghiệm” một hướng đi mới, từ bỏ lối mòn xưa cũ. Thay đổi ban đầu bao giờ cũng khó nhưng về lâu dài hướng đi này đáng mừng hơn lo!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |